Lê Nhật Tăng
Tiểu thuyết mới của nhà văn trẻ Nguyễn Đình Tú có cái tên khá độc đáo: Nháp (NXB Thanh Niên, 2008) đã gợi sự tò mò cho bạn đọc. Và quả thật cuốn sách này đã có sự lôi cuốn ngay từ những trang đầu tiên với một giọng dẫn chuyện rất tự nhiên. Việc không bày đặt ra chương hồi cũng nằm trong dụng ý củꦑa tác giả để thu hút mọi liên tưởng và tìm kiếm sự đồng phát hiện của độc giả. Những bất ngờ ở các quãng chuyển đoạn và khả năng diễn tả những biến động tâm lý của nhân vật gây được hiệu quả thẩm mỹ và chứng tỏ khả năng tiểu thuyết của nhà văn trẻ đầy nội lực này.
Nhiều bạn đọc ngỡ như đây là một tiể✤u thuyết viết thuần nhất về sex, bởi lẽ trong hơn 300 trang sách thì có đến gần♉ một phần ba là những trường đoạn nóng bỏng và phập phồng những cảnh huống ái ân.
Có điều lạ (hay đáng ghi nhận) là tác giả đã không bị lặp về hìn𒊎h ảnh chăn gối, cảm xúc giao hoan và những vẻ đẹp phồn thực của cơ thể con người. Ngay cả những chi tiết tưởng như đến nôn oẹ trong sự lạc thú đồng tính thì ngọn bút của tác giả cũng "vẽ" rất khéo, tưởng như dữ dội mà chừng mực, tưởng như sa đà mà biết dừng lại đúng lúc. Tác giả đã dẫn người đọc đến các cung bậc sex thật tự nhiên, không nhàm chán nên thấy dễ chịu và đồng cảm theo diễn biến tâm lý của nhân vật khi vào "cuộc mây mưa" đầy tâm trạng chứ không bị các hành vi𒉰 tình dục dẫn dắt một cách thiếu kiểm soát. Tâm lý sex nào vậy? Đó là sự chuyển động đầy phức tạp và thao thiết của hai nhân vật chính, Đại và Thạch, tiêu biểu cho đời sống của lớp trẻ đương đại, đang trong giai đoạn khao khát khám phá thế giới quanh mình: tình yêu, gia đình, xã hội và bản thân trong mối tương tác với cái Đẹp, với văn hoá tính giao đồng chủng tộc và khác chủng tộc.
Trang bìa tiểu thuyết. |
Đại và Thạch song hành cùng những mảng sống quá khứ và hiện tại, được Nguyễn Đình Tú dẫn dắt đan xen khá lý thú, làm cho câu chuyện có chất kết dính, tung hứng, mặc dù dòn෴g "mục tiêu" của hai nhân vật đi hai hướng hoàn toàn khác nhau. Đôi lúc có cảm giác hai nhân vật này là hai mặt của một thự𒈔c thể, là hai phiên bản của một nguyên bản. Nhưng rồi tính phản biện trong tâm lý của mỗi nhân vật bộc lộ càng lúc càng mạnh mẽ hơn. Tiểu thuyết là dòng chảy của những nghi vấn và phủ định liên tục cùng các mối mâu thuẫn đồng hiện đan chéo ngược xuôi, không có điểm bắt đầu và kết thúc.
Sự phản biện thứ nhất chính là nỗi khát khao tìm đến cái đẹp thánh thiện hoàn mỹ của Đại để rồi sa vào bi kịch và thức tỉnh. Cái đẹp tuyệt đối ở đây được thể hiện qua hình ảnh Thảo, một người bạn gái thuở nhỏ của Đại. Hình ảnh Thảo gắn liền với viên ngọc ước có khả năng đem lại cho nhân vật sự khoái thú thần tiên mỗi khi thực hiện hành vi giao ái. Viên ngọc kỷ niệm của Thảo như một quả cầu pha lê của tình yêu, có sức hội tụ và đốt cháy tình cảm con người hiện lên trong tiểu thuyết Nháp vừa thực mà vừa hư. Lúc hư là lúc nhân 🌸vật đang trải nghiệm bằng một đời sống tâm lý ảo, còn lúc thực lại là lúc đời sống tâm lý được đánh tráo ở một dạng thức khác. Sự phản biện trạng thái tâm lý nhân vật để chuyển tải thông điệp về bi kịch trước cái đẹp tuyệt đối này☂ được trình bày khá thuyết phục trong tiểu thuyết, nhưng chỉ thế thôi thì khả năng tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú mới dừng lại ở sự minh họa một ý tưởng cũ trên nền một cốt truyện mới.
Sự phản biện thứ hai xuất hiện song song cùng sự phản biện thứ nhất mới là điều đáng nói ở cuốn tiểu thuyết này, nó mới mẻ và đầy tính khai phá bởi chưa nhà tiểu thuyết nào đề cập đến. Đó chính là sự phản biện tính giao khác chủng tộc, hay nói cách khác là sự phản biện sex thông qua nhân vật Thạch, một nhà báo, một nhân xưng "tôi" và là người trong cuộc kể lại mọi chuyệnꦐ. Nỗi "ám ảnh giống đực nhược tiểu" đã xuất phát và đầy đọa Thạch bởi chính từ bi kịch gia đình. Bắt đầu là người mẹ bị chi phối bởi cái "công cụ sinh sản" của người Tây khi đi ra nước rồi đến cô người người yêu xinh đẹp cũng vì người Tây mà bỏ rơi người trai Việt, đã ám ảnh Thạch, đẩy Thạch sa vào tự kỷ ám thị để rồi k🎃hởi nguồn cho dòng tâm lý sex phản biện tuôn chảy suốt chiều dài tiểu thuyết.
Tuy nhiên, điều làm cho người đọc bị "bắt chặt" vào với tiểu thuyết không phải là những trường đoạn sex nặng hay nh💝ẹ, đẹp hay dung tục, chính đáng hay sa đoạ mà chính bởi sự lôi kéo của tâm lý nhân vật đã làm cho độc giả có cảm giác đang cùng đồng hành và chia sẻ với những phận người ẩn chìm sau câu chữ. Vì ngay từ đầu tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú đã "trình ra" kiểu nhân vật của mình là như thế rồi nên những trang sách tiếp theo được tác giả khai triển một cách rất thoải mái cái "nỗi ám ảnh tình dục" mà nhân vật đeo mang. Đây chính là lý do để tiểu thuyết dành hết trang này đến trang khác bàn về "niềm kiêu hãnh giống đực". Và cũng lại dành hết trang này đến trang khác để đưa sex ra như những "hoàn cả🏅nh điển hình" nhằm lý giải cho cái ẩn ức nghệ thuật của tác phẩm. Từ sự "ám ảnh tình dục nhược tiểu" Thạch sa vào tâm lý phản biện tính giao và bị cuốn vào vòng tình dục đồng giới để rồi đánh mất năng lực tình dục tự nhiên, rơi vào vòng bế tắc mà không có lối ra.
Sự xuất hiện của Melơni, một phụ nữ Mỹ, một nhà nghiên cứu Đông phương học đã làm cho tâm lý phản biện sex trong nhân vật Thạch được đẩy tới cao trào, khi mà "nắm đấm gia trưởng ngàn năm" của anh đã có cơ hội được vung lên để trả mối cừu thù. Thạch cần một cuộc hôn nhân khác chủng tộc để trả thù đời nên đã chấp nhận tìm đến người bạn tình đồng giới có cái nickname là Galacloai. Câu chuyện đã có mღàu sắc của loạn luân, dù chưa rõ rệt, nhưng cái bi kịch khủng khiếp của thời đại hội nhập, rõ ràng, đã được đề cập đến trong tiểu thuyết qua cách đặt vấn đề về văn hóa tính giao khác chủng tộc. Đường dây dẫn chuyện mong manh đến trang cuối cùng, cho đến khi cái kết ập đến, và sự mong manh níu kéo một cái gì đó trong người đọc đến đây đành... đứt vì không có một cái kết có hậu nào đang chờ đợi cả.
Thân phận của nhân vật được đẩy tới tận cùng và không còn chỗ thoái lui. Đúng như nhà văn Chu Lai đã cảm thán: "Sao cuộc sống buồn thế, sao cuộc sống có quá nhiều những con người không dám sống đúng mình, sống đầy mặc cảm quẩn quanh, sống cái kiểu thân làm tội đời ích kỷ và tự kỷ như thế?". Người đọc đã hy vọng bớt đi một chút cái bi ở nhân vật Thạch khi nỗi ám ảnh cay đắng trong lòng anh ta vụt hiện lên một tia sáng mong manh của hạnh phúc. Nhưng rồi tia sáng mong manh ấy đã biến thành ngòi thuốc nổ khi Thạch tìm đến Galacloai, một bác sĩ Nam khoa, một tiến sĩ y học chuyên ngành rối loạn cương, để rồi trở thành kẻ giết người. Sự bùng nổ ấy đã không giải thoát được nỗi ám ảnh tật nguyền trong tâm hồn Thạch. Sự phản biện tính giao đến đây là chấm dứt. Sự phản biện sex ở đây chính là sự phản biện về nhân cách. Đó cũng chính là vẻ đẹp day dứt của văn chương thông qua bi kịch của tâm hồn. Một phản biện thấ🎃t bại của nhân vật nhưng lại đem đến cho tác giả của tiểu thuyết sự thành công với tư cách một nhà tổ chức diễn đàn cho các nhân vật trình bày sự phản biện của mình.
Triển khai song song hai "trạng huống" phản biện thông qua nhân vật Đại và Thạch là một bố cục chắc tay của nhà văn Nguyễn Đình Tú, đặc biệt là khi anh tạo được mối lương duyên gắn kết giữa hai số phận này với nhau. Vị trí đứng phản biện của hai nhân vật là hai "cái bục" rất khác nhau. Đại là một phạm nhân trong trại giam, còn Thạch là một nhà báo đang "ưu thời mẫn thế" ở ngoài đời. Nhưng rồi, cuộc phản biện kết thúc, hai nhân vật tráo đổi vị trí cho nhau. Với Đại là một phản biện đúng còn Thạch là một phản biện sai chăng? Nguyễn Đình Tú không có ý định nói về sự đúng sai qua các nhân vật của mình nhưng người đọc thì sẽ chưa thôi những nghĩ suy sai đúng với nhân vật khi cuốn sách khép lại. Chiều sâu triết lý nhân sinh của Nháp nằm ở tính phủ định cái đẹp tuyệt đối và khước từ tính giao lệch lạc. Phải chăng tác giả coi cuộc sống như bản Nháp này cần phải phân tích nó, phản biện nó và tìm ra đáp số bí ẩn trước nó? Nháp là một thời đoạn của lớp trí thức trẻ ấp ủ những hoài bão về cái đẹp và sức sống nội sinh tiềm tàng. Nháp cũng đề cập đến chiến tranh, ngoại cảm, Phật giáo, Thiên chúa giáo, nghề báo, đời sống sinh viên, cuộc sống ảo trên Internet, tù tội, xã hội đen... với hai trục không gian cơ bản là Phố Núi và Hà Nội, với mặt phẳng thời gian tương thích với chiều dài tác phẩm, với cấu trúc vòng tròn khép kín nhưng hoán đổi nhân vật ở nút giao nhau cuối cùng. Nháp cũng sử dụng nhiều thủ pháp mới và không mới nhằm gây hưng phấn cho người đọc. Ẩn số về nhân vật Đại được giữ đến những trang cuối cùng là một sự bố trí đầy dụng công. Những đoạn hồi tưởng như những chặng nghỉ chân vừa phải để lại tiếp tục đưa người đọc đến với các nấc thang thân phận đã tạo sự hấp dẫn nhưng không nôn nóng, háo hức nhưng không chán nản của công chúng thời @ này. Các phiên chat và các entry cho blog với liều lượng vừa đủ tạo được chất liệu mới của tiểu thuyết, lạ nhưng không quá sức cảm thụ của bạn đọc ở khía cạnh phản cảm. Mật độ sex dày nhưng phân bố hợp lý và phù hợp với cao trào của diễn biến tâm lý nhân vật cũng tạo được hiệu quả thẩm mỹ nhất định. Điều đáng lưu ý là có lẽ chưa có cuốn tiểu thuyết nào ở Việt Nam bàn về dương vật kỹ và trực diện như trong Nháp, nhưng thông qua hình thức chat nên nó không gây cảm giác tục dù ít nhiều sẽ có những độc giả khó tính cảm thấy khó chấp nhận. Nháp là một cuốn tiểu thuyết có dung lượng dày dặn với rất nhiều lĩnh vực được đề cập, nhiều nhân vật được khắc họa, nhiều chi tiết được triển khai, nhiều lớp truyện để bố cục, nhiều hình thức văn bản được huy động, nhưng hơn hết, Nháp chính là một diễn đàn phản biện để củng cố n♛hân cách sống tích cực trong tương lai, mà điển hình là hai cuộc phản biꦗện nêu trên.
(Nguồn: Văn Nghệ)