Năm 2015, p💝him đề tài hình sự phủ🔯 sóng khắp màn ảnh nhỏ trong nước. Nhiều phim có🅺 số lượng hàng chục tập, lôi cuốn đối tượng khán giả đa dạng và đạ♊t rating (tỷ suất người xem) khá cao.
Phát sóng trên khung giờ vàng phim Việt, phần mới nhất của series phim Cảnh sát hình sự - Câu hỏi số 5 nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Trên kênh HTV7, phần hai Những đứa con biệt động Sài Gòn với độ tài 35 tập cũng khiến khán giả chú ý. Một phim hình sự khác là Kẻ giấu mặt cũng lên sóng sau đó. Phim Phía sau tội ác trên đài Vĩnh Long đạt lượng truy cập gần 400.000 lượt người xem trên Youtube trong tập đầu. Gần đây nhất, một phim hình sự mới cũng được chiếu trên giờ vàng VTV3 với tên gọi Nữ cảnh sát tập sự.
Nhiều phim khác cũng cho thấy được sự đầu tư lớn về bối cảnh dàn dựng. Lên sóng đầu tháng 12 năm nay, Con gái ông trùm phát trên kênh ANTV khiến khán giả mãn nhãn với nhiều cảnh quay𒁏 đẹp. Ê-kíp làm phim liên tục di chuyển từ TP HCM đến Bến Tre, Đồng Nai, Lâm Đồng... để có bối cảnh đa dạng. Phim Những đứa con biệt động Sài Gòn phần hai được cꦍhi mạnh tay với chi phí hơn mức trung bình (khoảng 180 triệu đồng mỗi tập).
Có nhiều bộ phim được nhà sản xuất đầu tư với kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng. Đơn cử "bom tấn" Bí mật tam giác vàng -ꦚ phim truyền hình khán gi💧ả yêu thích, phát hành năm 2013 - được nhà làm phim mạnh tay chi 20 tỷ đồng. Đây là chi phí kỷ lục so với nhiều phim truyền hình cùng thời điểm. Phim còn đầu tư nhiều cảnh quay quy mô, trong đó ê-kíp vượt 10.000 km vꦉới dàn diễn viên hơn 50 người.
Dù được đầu tư tiền tỷ, sau khi lên sóng, nhiều phim vấp phải lời chê từ khán giả. Theo nhiều người, điểm yếu nhất ở dòng phim điều tra hình sự ở Việt 𓆏Nam nằm ở khâu kịch bản.
Phim Câu hỏi số 5 - phần mới nhất của series Cảnh sát hình sự - bị cho là kém hấp dẫn hơn các phần trước vì diễn biến có phần hời hợt. Chẳng hạn, tình huống các phạm 𝓰nhân bị nhốt ở phòng giam tìm cách kết nối v👍ới nh🐼au để vượt ngục lại diễn ra quá dễ dàng, tạo cảm giác phi lý, không thuyết phục người xem. Chi tiết trùm Quý bị đầu độc liên tục cũng khiến nhiều người bắt bẻ: vì sao quản lý trại giam lỏng lẻo đến mức một ♕phạm nhân quan trọng có thể bị sát hại dễ dàng.
C♔ảnh cháy nổ, hay cảnh hành động của phim hình sự Việt cũng bị không ít khán giả đem ra so sán𓂃h với cách dàn dựng trong phim Âu Mỹ. Ở Việt Nam, dòng phim này chưa có 𓂃dàn dựng tương xứng với kịch bản, khiến người xem không thật sự ''đã mắt''. Nhiều nhà làm phim cho biết, nếu như ở phim điện ảnh, một cảnh hành động có thể quy tụ 50 ꧂người nã đạn vào nhau, cảnh xe hơi lật ngang..., thì với phim truyền hình, cảnh này bị thu h🐬ẹp còn 5 - 10 diễn viên quần chúng và một, hai vụ cháy nổ. Một số đạo diễn thừa nhận việc phim hình sự có kịch bản hời hợt là hệ quả của việಞc quay cảnh phim liê𒐪n hoàn để tiết kiệm kinh phí.
Một sai sót khác của dòng phim này cũng bị khán giả soi khá nhiều là lỗi trang phục của diễn viên𒀰. Trong tập 12 phim Những đứa con biệt động Sài Gòn phần hai, một diễn viên vai sĩ quan biên phòng đội nhầm mũ của lực lượng lục quân (thân mũ màu đỏ), thay vì mũ của lực lượng biên phòng (thân mũ màu xanh). Thừa nhận sai sót này, đạo diễn Đỗ Chí Hướng cho biết ê-♔kíp đã chưa tìm hiểu kỹ trang phục của lực lượng biên phòng.
Chia sẻ với VnExpress, Phương Điền - đạo diễn phim Nữ cảnh sát tập sự - cho rằng, để cải thiện chất lượng phim hình sự, nhà làm phim nên chú trọng đầu tư về kịch bản. N▨ội dung mỗi tập phim có t꧑hể tung khoảng tám, mười sự kiện, thay vì năm sự kiện như phim thông thường và có thể đưa ra một cái kết mở để người 🐼xem tiếp tục suy đoán, kích thích sự tò mò của khán giả.
"Đạo diễn cần giúp khán giả hòa nhịp vào phim v🌼à tạo ra sự tương tác lớn để họ hiểu được câu chuyện. Làm▨ được điều đó, phim hình sự Việt sẽ không thể nào n♛hàm chán", anh nói.
Mai Nhật