Xóm trọ 3D là dự án điện ảnh đầu tiên của NSND Hồn♕g Vân. Phim chuyển thể từ vở kịch ăn khách của sân khấu Phú Nhuận. Dự án quy tụ dàn diễn viên như Minh Nhí, Việt Hương, Huy Khánh, Maya, Minh Luân... do đạo diễn Hoàng Tu♍ấn Cường thực hiện.
* Trailer "Xóm trọ 3D"
Phim kể về khu trọ gồm những người lao động chân tay, thuộc cộng 🦩đồng LGBT. Chủ xóm trọ là "má Lâm" (Minh Nhí đóng) và em gái tên Na (M🥂aya). Phong (Huy Khánh) là một thanh niên lạc đến khu trọ và phải giả gay để được ở lại. Câu chuyện tiếp diễn với những tình huống hài hước giữa các chàng gay và mối quan hệ ngày càng thân thiết của Phong và Na. Tuy nhiên, khu trọ đứng trước nguy cơ giải tán vì món nợ với nhóm giang hồ.
Khai thác chủ đề LGBT, bộ phim tập trung khắc họa chân dung những người đồng tính nam. Xóm trọ 3D phát huy thế mạnh trong kịch bản gốc, với chất hài toát ra từ những nhân vật được cường điệu hóa về tính cách, hành động. Nam Cường, Xuân Nghị, Thái Duy... vào vai những anh chàng đồng tính có cử chỉ nữ tính, sở thích màu mè. Họ mê mẩn một anh chànཧg điển trai vừa xuất hiện, tị nạnh nhau và tìm mọi cách gây chú ý với đối tượng. Minh Nhí trong vai ông chủ trọ tạo ấn tượng với lối diễn hài duyên, ý nhị và câu thoại lặp đi lặp lại: "G🐎iải tán mưu sinh". Anh Vũ góp mặt với vai phụ - ông hàng xóm hay ghen tị với xóm trọ vui nhộn và thích châm chọc mỗi khi có cơ hội.
Các tuyến nhân vật khác cũng góp phần tạo nên tiếng cười cho bộ phim. Huy Khánh trong vai một chàng trai giả đồng tính liên tiếp bị đẩy vào những tình huống trớ trêu. Giữa một nhóm đàn ông yếu đuối, Na - em gái🐻 của ông chủ xóm trọ - nổi bật qua nét diễn mạnh mẽ, cá tính của Maya. Việt Hương lần đầu vào vai một giang hồ "ô môi", sẵn sàng ra tay trừng trị đàn em nếu chúng ജlàm mếch lòng cô gái mình theo đuổi.
Phim còn xoáy sâu vào những thân phận lao động chân tay, liên tiếp bị đùa giỡn, chà đạp về xu hướng tình cảm. Giữa một xóm trọ giá rẻ, họ quây quần, gắn bó cạnh nhau và phải mưu sinh bằng những nghề thấp cổ bé họng. Người giả gái để hát đám ma, lê la khắp quán nhậu, kẻ đêm đêm vào nhà xác trang điểm cho tử thi kiếm sống. Người nuôi mộng thoát nghèo bằng việc đi khắp các đoàn phim xin diễn lót, kẻ tự thiết kế trang phục nhưng chỉ bán được nơi đầu chợ, lề đường... Bi kịch về cái nghèo được đẩy lên cao hơn khi xóm trọ bị đám giang hồ dồn vào đường cùng. Cảnh đời lang bạt của một bộ phận người đồng tính nam đượ🃏c tái hiện qua nhiều góc máy hài hước xen lẫn chua xót của đạo diễn.
Bộ phim còn đề cập đến quá trình những người đồng tính công khai với gia đình, xã hội và vấp phản ứng. Phim có nhiều tình tiết phản á💧nh thực trạng của LGBT. Họ bị người thân chối bỏ khi công khai bản thân, phải trốn lên Sài Gòn kiếm sống. Họ chịu sự lừa gạt tiền bạc, tình cảm của chính người mình yêu thương bấy lâu. Nhân vật "má Lâm" vốn là người sâu sắc, trải đời, song cũng phải đắng cay kết luận: "Tình yêu không dành cho những người như chúng ta".
Trước khi ra rạp, dự án chịu nhiều so sánh với Lô tô - phim cùng đề tài, chiếu cuối tháng 3. So với phim của NSƯT Hữu Châu, Xóm trọ 3D không khai thác quá sâu về những câu chuyện mang tính thân phận. Phim không bị nhuốm màu bi kịch, song thông điệp cần truyền tải chưa đủ sâu để lưu lại tâm trí người xem. Những dòng nhắn gửi được cài cắm qua lời thoại về tình yêu, phân biệt giới tính... còn hời hợt, mang lý thuyết suông, chưa thực sự gây ám ảnh ꦿhoặc rung động.
Chuyện tình giữa𝔉 Phong và Na diễn biến khá nhanh so với tổng thể nhịp phim. Do đó, sự phát triển tâm lý của cặp nhân vật chưa thuyết phục người xem, chỉ đọng lại như một gia vị ngọt ngào bên cạnh câu chuyện chính của khu xóm trọ. Nút thắt được cởi bỏ nhanh chóng sau khi thân phận của một nhân vật được tiết lộ, khiến đoạn kết phim mang tính trình bày, kể lể là chủ yếu. Bộ phim cũng đi theo lối mòn của đa số phim Việt khi dùng các đoạn nhạc có lời để "mồi" cảm xúc người xem ở các phân cảnh bi, thay vì để diễn viên thể hiện bằng diễn xuất.
Phim khởi chiếu vào ngày 30/6 trên toàn quốc.
Tam Kỳ