* Bài viết tiết lộ nội dung phim
Tác phẩm của đạo diễn Phạm Ngọc Lân mở đầu với hình ảnh bà Nguyện (Nghệ sĩ Nhân dân Minh Châu) trở về Hà Nội sau chuyến đi châu Âu để nhận hài cốt của chồng và con culi - thú nuôi của chồng bà. T🍃ại đây, bà sống cùng người cháu gái tên Vân (Hà🐓 Phương đóng) trong một con ngõ nhỏ. Thời điểm bà Nguyện trở về cũng là lúc Vân phát hiện mình có thai ngoài ý muốn với Quang, thanh niên lông bông, không rõ nghề nghiệp.
Với lời độc thoại của nhân vật chính, phim dẫn dắt khán giả vào không gian mơ hồ, nơi hồi ức đan xen hiện tại. Màu sắc trắng - đen của tác phẩm làm tăng thêm sự bí ẩn, xóa nhòa ranh 𒉰giới thực và ảo. Xuyên suốt phim, đạo diễn Phạm Ngọc Lân liên kết hai câu chuyện: Người dì bị mắc kẹt với những kỷ niệm, còn cô cháu đang hướng đến cuộc sống mới cùng chồng.
Câu chuyện không mang cao trào, Phạm Ngọc Lân làm nổi bật xung đột thế hệ qua tính cách nhân vật chính. Bà Nguyện vốn là công nhân thủy lợi, người sống trong những giá trị truyền thố🌞ng, không chấp nhận chuyện "ăn cơm trước kẻng" của Vân. Trong khi đó, Vân cũng không hài lòng với sự xuất hiện của con cu li trong nhà, coi nó là "điềm xui" khi cô đang mang thai. Sau nhiều mâu thuẫn với người cháu, bà kết bạn với nam bồi bàn (Hoàng Hà đóng) tại một phòng trà. Chính mố🥃i quan hệ này đã mang tuổi trẻ của bà trở lại.
Hình t🥃ượng con cu li là biểu tượng cho tàn dư trong cuộc đời bà Nguyện. Cuối phim, đạo diễn sử d🅰ụng hàng loạt hình ảnh để nói lên sự giải thoát khỏi quá khứ. Con cu li được trả về thiên nhiên, chiếc vòng cổ - vật kỷ niệm tình yêu của bà Nguyện - được trao lại cho Vân.
Trong phim, hình ảnh Hà Nội hiện lên như một trạm trung chuyển ký ức, vừa thân quen vừa xa lạ. Bà Nguyện trở về quê hương nhưng không cảm thấy sự quen thuộc, gần gũi ở nơi đây. Nhân vật loay hoay định vị bản thân giữa thời đại hỗn độn, chỉ biết bám víu vào ký ức, đi thăm nhà máy thủy điện nơi bà từng làm v﷽iệc, gặp gỡ đồng nghiệp cũ.
Nhiều chuyên trang điện ảnh nhận xét đạo diễn tạo nên hình ảnh Việt Nam khác biệt so với những gì thường thấy trong phim. Ở đó không có sự đông đúc của đường phố Hà Nội, cảnh kẹt xe giờ cao điểm, mà🃏 chỉ có khung cảnh công trình tàu điện trên cao xây dang dở, sân trượt băng trong trung tâm thương mại, cánh đồng hoang ở ngoại ô thành phố.
Nghệ sĩ Minh Châu tỏa sáng khi hóa thân nhân vật chính. Với vai diễn không 🍷nhiều lời thoại, bà ch⭕ủ yếu bộc lộ nội tâm qua ánh mắt, cử chỉ. Trong trường đoạn mâu thuẫn với nhân vật Vân, Minh Châu thể hiện sự giằng xé tâm lý khi phải cân bằng giữa tình cảm gia đình và nỗi niềm riêng.
Dự án nhận nhiều lời khen từ giới chuyên môn. Đạo diễn Trần Anh Hùng cho rằng tác phẩm thể hiện sự u sầu về những điều đã mất, trong đó Phạm Ngọc Lân có cái nhìn nhân văn về dấu tích của quá khứ. Universal Cinema đánh giá: "Bằng cách sử dụng ý niệm về ꧙thời gian và sự trở về, bộ phim mô tả câu nói 'Không ai tắm hai lần trên một dòng sông' một cách sâu sắc".
Trang ICS nhận định: "Người xem được nhìn tận mắt văn hóa Việt Nam qua nhiều lăng kính. Sự mơ màng trở thành phần không thể thiếu, kết hợp những hඣình ảnh ấn tượng về mặt thị giác để tạo nên điều gì đó kỳ lạ nhưng hấp dẫn".
Tuy nhiê𝓰n, mạch phim chậm, không có cao trào hay xung đột đôi lúc khiến khán giả khó theo dõi. Việc sử dụng màu sắc đen trắng gợi nhớ các tác phẩm cổ điển, nhưng giảm đi sự sống động của hình ảnh.
Phạm Ngọc Lân, 38 tu🦋ổi, tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội trước khi theo đuổi điện ảnh. Đạo diễn Phan Đăng Di nhận xét Phạm Ngọc Lân là nhà làm phim trẻ có phong cách độc đáo, thoát khỏi việc kể chuyện thông thường để hướng tới ngôn ngữ điện ảnh.
Trước đó, đạo diễn là gương mặt quen thuộc ở Liên hoan phim Berlin, có nhiều phim ngắn gây tiếng vang. Năm 2016, Thành phố khác tranh giải ở hạng mục Berlinale Shorts cho phim ngắn. Ba năm sau, tác phẩm Một khu đất tốt nhận đề cử cùng hạng mục. Năm 2017, Cu li không bao giờ khóc được chọn vào hạng mục The Cinefondation's Atelier - hỗ trợ sản xuất cho dự án điện ảnh nghệ thuật nổi bật từ nhiều vùng ꧒trên thế giới - trong khuôn khổ🍰 Liên hoan phim Cannes.
Quế Chi