Câu chuyện về vụ thám hiểm không gian của con tàu Apollo 11 tháng 7/1969 và câu nói kinh điển của phi hành gia Neil Armstrong khi đặt chân lên Mặt trăng - "Bước chân nhỏ bé của con người, bước tiến khổng lồ của cả nhân loại" - đã quá nổi tiếng trong lịch sử thế giới. Bộ phim First Man của đạo diễn tài năng Damien Chazelle tái hiện chân thực hành trình cùng những hy 💝sinh thầm lặng đằng sau kỳ tích của loài người.
First Man dựa trên cuốn tự truyện First Man: The Life of Neil A. Armstrong do James R. Hansen chấp bút. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1961, khi phi hành gia Armstrong (Ryan Gosling thủ vai) gặp nhiều biến cố trong cuộc sống. Anh bị tạm ngừng bay sau một nhiệm vụ bất thành cùng chiếc X-15. Con gái bé bỏng Karen của anh không may mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo🐼 và qua đời. Sau những thăng trầm, Armstrong đăng ký tham gia chương trình Gemini của NASA. Đây là một chương trình mang ý nghĩa đặc biệt, khi hai siêu cường của thế giới thập niên 1960 là Mỹ và Liên Xô không ngừng chạy đua trên mọi mặt trận. Trong cuộc chạy đua vào không gian, Liên Xô tạm thời dẫn trước, k♛hiến Mỹ buộc phải đặt ra mục tiêu không tưởng: đưa con người lên Mặt trăng.
* Hậu trường cảnh ✱du hành vũ trụ gây choáng ngợp trong 'First Man'
Nhiệm vụ này tiêu tốn của nước Mỹ tiền của và thiệt hại nặng nề về con người. First Man không chỉ kể lại câu chuyện về người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng, mà còn về những người đã hy sinh, những gia đình mỏi mòn chờ đợi trong niềm lo âu, về nhꦑững thất bại... để sứ mệnh của Apollo 11 có thể kế𝐆t thúc suôn sẻ.
First Man là bộ phim đầu tiên của Damien Chazelle không do anh viết kịch bản và cũng không lấy chủ đề âm nhạc quen thuộc như Whiplash hay La La Land. Dù bước ra khỏi "vùng an toàn", Chazelle cho thấy không phải ngẫu nhiên anh trở thành người trẻ nhất lịch sử giành Oscar "Đạo diễn xuất sắc". Ngay từ khi trình chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Venice 2018, First Man đã nhận nhiều tràng pháo tay vang dội và được ngợi ca như một ứng viên sáng giá tại Oscar 2019. Phim chân thực tới mức đem lại cảm giác như một tác phẩm tài liệu. Nhà làm phim sinh năm 1985 khéo léo triển khai câu chuyện với những tình tiết khắc họa được sự gấp gáp củaဣ thời cuộc, đan xen khoảng lặng của nhân vật trước sức ép và hung tin đến bất ngờ. Nhờ đó, nhịp độ nửa đầu phim chậm rãi nhưng không nhàm chán, trong khi nửa sau gấp gáp hơn.
Theo trang IMDb, First Man đã không mắc phải những lỗi về ánh sáng, nguyên tắc vật lý... mà nhiều bộ phim đề tài thám hiểm vũ trụ từng mắc phải. Điều này có được nhờ đạo diễn Chazelle quan tâm tới từng chi tiết để đem lại hiệu ứng chân thực nhất. Cảnh quay đầu tiên tại Mặt trăng là ví dụ tiêu biểu, khi người xem choáng ngợp trước sự rộng lớn, trống trải mênh mông của hành tinh này. Cảm xúc nghẹt thở được cộng hưởng bằng hiệu ứng âm thanh: bản nhạc The Landing đang dồn dập bỗng chốc im bặt,🌄 chỉ còn lại tiếng thở của phi hành gia.
Hình ảnh trong phim - do Linus Sandgren - t🍒hực hiện xứng đáng nhận lời ngợi khen. Trong những cảnh quay ngoài không gian, sự cô đơn lạc lõng của phi hành gia được mô tả tinh tế qua hình ảnh nhỏ nhoi của con tàu vũ trụ vốn có kích thước khổng lồ khi phóng, nay chỉ như hạt cát giữa bốn bề mênh mông. Sandgren thường xuyên quay cận mặt các phi hành gia, kể cả trong trường đoạn tàu vũ trụ gặp sự cố. Nhờ đó, cảm xúc nhân vật được bộc lộ rõ rệt, đồng thời khán giả có cảm giác như đang đồng hành trong căn buồng chật hẹp với hiểm nguy cận kề. Sự quan trọng của con người cũng nhờ đó được đề cao, bởi trong những tình huống hiểm nguy mà máy móc không thể phản ứng, chính lựa chọn của phi hành gia sẽ định đoạt thành bại của cả chiến dịch.
Dàn diễn viên của First Man có thể không phải những 🌳ngôi sao giàu tính thương mại, nhưng Ryan Gosling, Claire Foy, Kyle Chandler hay Jason Clarke... đều cho thấy thực lực trong diễn xuất. Trong vai chính Armstrong, tài tử người Canada Gosling rũ bỏ vẻ hấp dẫn hào hoa để khoác lên mình gư🔜ơng mặt của một người hướng nội.
Xuyên suốt phim, Armstrong biểu lộ cảm xúc bằng ánh mắt hay hành động nhiều hơn lời thoại. Khi hay tin những đồng nghiệp thân thiết thiệt mạng, nhân vật này lặng lẽ gác điện thoại và lấy khăn lau bàn tay rớm máu do vừa bóp nát chiếc ly. Sự thể hiện của Gosling phù hợp với Neil Armstrong ở ngoài đời. Sau khi trở về Mặt trăng, ông trở thành một chuyên gia giảng dạy và không sống dựa vào ánh hào quang quá khứ. Khi qua đời, gia đình Armstrong cũng 🦋gọi ông là "người hùng bất đắc dĩ, bởi thứ khiến ông được tôꦫn sùng với ông chỉ là một phần của công việc".
Bạn diễn của Gosling là Claire Foy có màn trình diễn ấn tượng. Nhân vật người vợ Janet cho thấy mình là hậu ��phương vững chắc khi thường xuyên chăm nom con cái một mình do đặc thù công việc của chồng. Nhưng dù mạnh mẽ đến đâu, cô cũng khó có thể bình tâm được mỗi lần chồng bước vào cabin tàu vũ trụ. Diễn xuất tiết chế, biết bùng nổ cảm xúc khi cần thiết của Foy đưa cô trở thành ứng viên nặngﷺ ký tại hạng mục "Nữ diễn viên phụ xuất sắc" của các giải thưởng điện ảnh sắp tới.
Một yếu tố đáng được khen ngợi khác của First Man là âm nhạc. Từng là bạn học của Chazelle tại Harvard, nhà soạn nhạc Justin Hurwitz luôn đảm nhiệm phần âm nhạc trong các phim của anh. Âm nhạc trong First Man khi thì đượm buồm, khi l🍰ại thể hiện sự gấp gáp, rộn ràng đến kịch tính. Nhưng dù thế nào, âm nhạc của Hu🐽rwitz vẫn mang đến sự lãng mạn, nên thơ rất riêng.
Một trong những yếu tố gây tranh cãi là việc First Man không tái hiện cảnh các phi hành gia cắm quốc kỳ 🥃Mỹ lên Mặt trăng. Đoàn làm phim đã tái hiện rất chi tiết hành trình của Apollo 11, thậm chí sử dụng cả nhiều đoạn ghi âm thực do NASA cung cấp để đưa vào phim. Nhưng như Gosling lý giải, việc không đưa cờ Mỹ vào trong phim giúp tác phẩm toát lên tinh thần câu nói "bước tiến của cả nhân loại" của Armstrong.
Đó cũng là mục tiêu của đạo diễn Chazelle, như anh chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với tờ Deadline Hollywood: "Hình ảnh cắm cờ không phải thứ tôi muốn tập trung vào trong phim. Tôi muốn thông qua bộ phim này có thể chia sẻ với khán giả về những gì chưa được thấy, những góc khuất chưa được hé lộ về chuyến đi của Apollo 11". Với First Man, Chazelle đã làm được đúng những🀅 gì mình mong muốn và qua đó tiếp tục khẳng định thương hiệu với những bộ phim chất lượng.
Thịnh Joey