* Bài viết tiết lộ nội dung phim
Phim do Kim Sung Han đạo diễn, dựa trên câu chuyện có thật tại Hàn Quốc năm 1971. Nội dung xoay quanh chuyến bay chở khách từ Sokcho đến Seoul của cơ phó Tae In và cơ trưởng Gyu Sik (Seong Dong Il). Không lâu sau khi cất cánh, máy bay trở nên hỗn loạn khi Yong Dae (Yeo Jin Goo) cho nổ quả bom tự chế, buộc phi hành đoàn đi về phía bắc. Do ảnh hưởn💎g của vụ nổ, Gyu Sik mất thị lực, chỉ còn Tae In là người duy nhất có thể cầm lái.
Kịch bản lấy bối cảnh cuối thập niên 1960, đầu những năm 1970, là giai đoạn xảy ra nhiều vụ cướp máy bay. Mốc thời gian này giúp tạo tính chân thực với câu chuyện gốc. Khi liên tục bị kẻ cướp đe dọa, Tae In giữ bình tĩnh để cầm lái. Từng giây ph🌄út trôi qua, anh kìm nén nỗi sợ hãi, biến nó thành động lực để chiến đấu ch𝓀o sự sống.
Hiểu rõ sự nguy hiểm cận kề, Tae In không chỉ cố gắng giữ máy bay an toàn mà âm thầm tính toán kế hoạch cầm chân tên không tặc. Anh cố gắng dùng lời lẽ mềm mỏng thương lượng, tìm cơ hội xoa dịu Yong Dae và kéo dài thời gian để đến nơi đỗ khẩn cấp. Tuy nhiên, khi Yong Dae nhận ra cơ ph🧜ó cố tình quay về hướng Hàn Quốc, hắn trút cơn giận dữ sang hành khách, dọa giết họ. Đཧứng trước tình huống ngàn cân treo sợi tóc, nhân vật chính ra sức bảo vệ sự an nguy của mọi người.
Mỗi người trên máy bay có xuất thân tầng lớp, địa vị khác nhau, có người là vợ chồng lâu năm, mới cưới hay đi cùng mẹ già. Khi gặp nguy hiểm, vài người sợ hãi nhưng người khác lại đứng lên phản kháng, bảo vệ nhau. Một trong những cảnh gây xúc động là khi người mẹ 𓆉bị câm giao tiếp với con trai bằng ngôn ngữ ký hiệu, khẳng định sẽ luôn bảo vệ con dù bất cứ chuyện gì xảy ra.
Biên kịch tạo không khí u ám từ những phút đầu phim bằng cách hé lộ góc khuất của nhân vật chính. Trước khi làm v♎iệ༒c cho hãng hàng không, Tae In từng là phi công chiến đấu. Vì lưỡng lự bắn tên lửa vào chuyến bay bị không tặc hai năm trước, anh bị cấp trên kỷ luật.
Sau sự việc, 39 hành khách được hồi hương tại khu vực phi quân sự hai miền, nhưng bảy người còn lại không bao giờ quay trở lại Hàn Qu♓ốc, trong đó có Seo Min Soo (Choi Gwang Il), đàn anh của Tae In ở lực lượng Không quân. Trong khi đó, tên cướp máy bay được chính phủ Bắc Hàn tặng thưởng, sống sung túc📖 ở nước này.
Dù bảo toàn mạng sống cho các hành khách ở chuyến bay năm 1969, anh đau khổ khi chứng kiến nỗi đau của người ꦛthân các nạn nhân chưa thể về nhà. Khi làm phi công thương mại, Tae In bị đồng nghiệp tẩy chay và coi thường. Giờ đây, anh lại rơi vào tình cảnh tương tự Min Soo, buộc phải lựa chọn giữa sự bình yên của hai quốc gia hay phải chiến đấu đến cùng với tên khủng bố.
"Ảnh đế" Ha Jung Woo - ngôi sao phòng vé Hàn Quốc gần hai thập niên qua - chứng tỏ thực lực trong vai chính. Anh truyền tải tổn thương tâm lý của nhân 𒉰vật lẫn sự dũng cảm, quyết liệt qua biểu cảm gương mặt. Khi nhân vật bị thương nặng, tài tử cho thấy nỗi đau qua diễn xuất bằng ánh mắt.
Bên cạnh nhân vật Tae In, câu chuyện của phản diện Yong Dae được nhà làm phim chú trọng khai thác. Anh bị xã hội quay lưng, người khác xem là ♓"em trai của kẻ đào tẩu", tống vào tù. Từ đó, Young Dae ôm mộng sang Bắc Hàn để đổi đời.
Diễn viên Yeo Jin Goo thể hiện thành công sự biến đổi tâm lý của Yong Dae, từ một thanh niên bình thường trở thành kẻ bất mãn, căm phẫn xã hội và quyết định thực hiện hành động cực đoan. Diễn xuất linh hoạt của nghệ sĩ giúp đưa người xem vào thế giới nội tâm phức tạp của nhân vật. Trong những phân🐭 cảnh đối đầu cơ phó Tae In, Yeo Jin Goo lột tả sự nguy hiểm, hung hãn lẫn uất ức. Các diễn viên phụ như Sung Dong Il, Chae Soo Bin tròn vai, góp phần thúc đẩy cao trào cốt truyện.
Để tái hiện cuộc khủng bố, êkíp chăm chút khâu sản xuất, đầu tư bối cảnh và trang phục thời kỳ năm 1970. Khi cánh cửa ra đường băng mở ra, mọi người chen chúc giành vị trí đẹp trên máy bay. Trên Yonhap, đạo diễn Kim Sung Han nói quá trình quay phim thực tế tuân theo trình tự thời gian như trong kịch bản, đảm bảo tính liên tục về cảm xúc củaꦡ diễn viên. Nhà làm pꦅhim còn mô phỏng tỷ lệ của máy bay chở khách F-27 và máy bay chiến đấu F-5, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia hàng không để tái tạo chuyển động động cơ trong phim.
Giới chuyên môn đánh giá cao tiết tấu phim khi mô tả chi tiết về vụ cướp máy bay theo trình tự tuyến tính. Hiệu ứng slow motion (chuyển động chậm) trong trường đoạn bom nổ làm tăng kịch tính. Trang Cine21 viết: "Những nút thắt trong Vây hãm trên không khiến khán giả hồi hộp đến tận phút cuối".
Theo thống kê của trang quan sát phòng vé Kobis, tính đến ngày 30/7, phim thu hơn 3,4 triệu USD tại phòng vé Hàn. Trang Osen nhận định yếu tố góp phần vào thành công phòng vé là kinh ngᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhiệm của đạo diễn Kim Seong Han và dàn diễn viên.
Mặt khác, phim có một số điểm trừ. Trên các diễn đàn, khán giả nhận xét dự án chưa truyền tải hết sự căng thẳng và hồi hộp. Câu chuyện của nhân vật phụ ma♛ng c🍷ảm giác sáo rỗng và không cần thiết. Nhà làm phim còn lạm dụng âm nhạc trong một số cảnh, khiến cảm xúc người xem bị dẫn dắt thiếu tự nhiên, gượng ép.
Quế Chi