Phim do Steven Spielberg đạo diễn, mở đầu với một cảnh quay tái hiện chiến trường Việt Nam, nơi người Mỹ đang sa lầy. Chuyên gia quân sự Daniel Ellsberg (Matthew Rhys đóng) sau đó♈ trở về từ cuộc chiến, đi cùng Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara (Bruce Greenwoodꦗ đóng). Trên chuyến bay, McNamara bày tỏ sự thất vọng khi Mỹ bế tắc ở Việt Nam, bất chấp đã gửi thêm hàng trăm ngàn binh sĩ. Tuy nhiên, trước báo giới, ông vẫn thản nhiên tuyên bố mọi chuyện đang tiến triển tốt. Chứng kiến sự hai mặt của chính trị gia, Daniel Ellsberg bắt đầu hoài nghi về những gì anh tin tưởng.
* Trailer "The Post"
Lúc này, hai nhân vật chính mới bước vào câu chuyện. Katharine Graham (Meryl Streep) - là chủ báo Washington Post, còn Ben Bradlee (Tom Hanks đóng) là tổng biên tập tài ba, đôi khi lấn át cả Graham. Tiếp quản tờ báo từ chồng và cha, Graham gặp nhiều khó khăn, bị ban biên tập của chính mình coi nhẹ, trong khi tờ Washington Post liên tục bị các báo k🎐hác qua mặt trong tin bài. Sau nhiều biến cố, nữ chủ báo có cơ hội thực hiện một loạt bài báo chấn động khi tiếp cận được Daniel Ellsberg - người muốn phanh phui các tài liệu về chiến tranh Việt Nam.
Dù đậm chất chính luận và kể về sự kiện lịch sử, The Post không hề khô khan, cứng nhắc mà khá dễ tiếp cận. Phim không chỉ trình bày các sự kiện đã diễn ra, mà còn khắc họa tâm lý của những người chủ chốt trong vụ việc, khiến khán giả hiểu tại sao họ ra quyết định. Graham đꦬầy nhiệt huyết, nhưng cũng dè dặt trong việc công bố tài liệu bởi là bạn của bộ trưởng McNamara. Khán giả tự hỏi liệu bà sẽ ứng xử thế nào với bạn mình, nhẹ tay, công bằng hay khôn khéo lợi dụng quan hệ để khai thác nguồn tin.
Ở nửa sau phim, sự tranh đấu giữa chính phủ và báo chí được phản ánh qua nhiều đoạn hội thoại. Việc công bố tài liệu đem đến sự thật cho dân chúng, nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đến nước Mỹ, nhất là các người lính trên chiến trường. Các hoạt động tiến, thoái của d🍬àn nhân vật được sắp đặt nhịp nhàng, trộn lẫn các vấn đề cá nhân với công việc chung li𝓡ên quan đến việc công bố tài liệu.
Trên hết, The Post là tác phẩm ca ngợi báo chí và những giá trị sâu rộng của nó. Ngay từ đầu, Graham🐷 đã xác định rõ một tờ báo muốn phát triển phải hướng đến chất lượng, tạo ảnh hưởng tích cực đến xã hội. Phim đưa khán giả về một thời đại chỉ có báo giấy. Nơi đó, các phóng viên và biên tập ngồi trong căn phòng đầy khói, tranh luận gay gắt về tin bài và định hướng, để rồi những con chữ của họ đi theo dòng mực in lên báo, truyền tải đến hàng triệu độc giả.
Tổng thống Nixon không xuất hiện rõ nét trong tác phẩm, nhưng khán giả có thể cảm thấy sức ép mà ông đặt lên Graham cùng tờ Washington Post. Chiến thắng của Graham cuối phim là của tự do báo chí trước chính trị, nêu cao tinh thần độc lập của các cơ quan xuất bản. Tình tiết ở cuối phim liên hệ đến kiệt tác All the President's Men (1976) - kể về vụ tờ Washington Post phanh phui scandal Watergate, khiến 💛Ni😼xon phải từ chức.
Thông điệp của ph♑im không mới, nhưng vẫn mang tính thời đại ở thời điểm rối ren của chính trường Mỹ, khi Tổng thống Donald Trump giữ thái độ căng thẳng với nhiều tờ báo lớn. Nhìn rộng hơn, Graham và Bradley là những hình mẫu đáng noi theo cho các nhà báo, về trách nhiệm và lòng tận tụy với nghề.
Meryl Streep tiếp tục có vai diễn ấn tượng trong vai nhân vật chủ báo vừa lịch thiệp, vừa cứng rắn, sẵn sàng đối đầu với các chính trị gia. Katharine Graham là một trong những huyền thoại báo chí Mỹ, nhưng ở giai đoạn này, bà chỉ mới bắt đầu trưởng thành về nghề nghiệp. Những dao động, lo toan của nữ chủ báo được Streep thể hiện tròn trịa từ dáng vẻ ngập ngừng, ánh mắt đến những câu thoại được cân nhắc kỹ lưỡng. Minh tinh kỳ cựu tiếp tục nhận đề cử Oscar lần 21, tự phá kỷ 𒅌lục về số lần một diễn viên được đề cử Oscar. Trong khi đó, nhân vật Ben Bradlee chỉ như cuộc dạo chơi c🍌ủa Tom Hanks - người đã quá quen thuộc với dạng vai chính kịch.
Tuy nhiên, The Post chưa phải tác phẩm hoàn hảo, cả về kỹ thuật lẫn yếu tố lịch sử. Lựa chọn của Steven Spielberg - ưu tiên những cú máy chuyển động nhanh - khiến tác phẩm hơi phô trương về hình thức. Ở hồi kết, kịch tính được đẩy cao quá mức, nặng tính sắp đặt trong cách thể hiện. Phong cách này rất khác với Spotlight (2015) - tác phẩm kể lại cuộc điều tra của n🃏hà báo nhưng có l﷽ối kể điềm đạm hơn.
Phim cũng gây tranh cãi bởi làm nhẹ vai trò của các nhà báo New York Times - những người cũng góp phần vào sự kiện. Trong vụ rò rỉ tài liệu của Lầu Năm Góc (Pentagon Papers) hồi năm 1971, New York Times là tờ đăng trước, nhưng phải ngưng lại bởi vấn đề pháp lý. Tình tiết này có trong phim, nhưng theo các nhà báo New York Times thì được khắc họa còn sơ sài. Trên chương trình PBS NewsHour, James Goodale - cựu phó chủ tịch tờ báo này - thừa nhận việc hãng phim có thể nhào nặn câu chuyện đểꦉ phục vụ dụng ý nghệ ♑thuật, nhưng riêng tác phẩm đặc thù này thì nên phản ánh chính xác các sự kiện.
Ân Nguyễn