Những phim nhựa đen trắng như Mối tình đầu, Ván bài lật ngửa, Cánh đồng hoang, Biệt động Sài Gòn... từng một thời làm nức lòng khán giả. Sự chân thật, cảm🔥 động trong cách tái hiện lịch sử cùng đời sống của nhân vật qua diễn xuấ💝t tài hoa của các diễn viên khiến người xem nhớ mãi.
Bên cạnh tuyến nhân vật chính diện do Chánh Tín, Thương Tín đảm nhiệm, 🐠nhân vật phản diện do Robert Hải thủ vai ấn tượng với người xem bởiꦍ ngoại hình đẹp, vạm vỡ của một người ngoại quốc cùng cách lột tả cái ác đầy tự nhiên.
Robert Hải sinh năm 1944, theo cha mẹ sang Việt Nam sống từ bé. Cha ông là người Pháp, mẹ là người Italy. Hai người đều mất trong cuộc đảo chính Pháp - Nhật năm 1945 tại Hải Phòng. Người vú nuôi của gia đình khi đó cưu mang ông, đặt tên trong giấy tờ là Trần Hữu Hải, đưa vào Nam năm 6 tuổi. Robert Hải mất năm 2000 t🏅ại TP HCM sau hơn một năm chống chọi với bệnh ung thư gan. Bộ phim cuối cùng nam diễn viên tham gia là♒ vào năm 1997 mang tên Viên ngọc Côn Sơn.
Năm 1973, khi đang là huấn luyện viên thể thao tại 🌸Đà Lạt🔥, trong một lần lên Sài Gòn chơi, ông gặp và kết hôn với bà Thùy Dung - một phụ nữ đơn thân nuôi hai con nhỏ. Trước đó, Robert Hải có hai đời vợ với 11 người con. Một người vợ gốc Pháp, một người gốc Trung Quốc. Cả hai cuộc tình không trọn vẹn khiến nam diễn viên mang nhiều u uẩn khi không thể chăm sóc con cái với khả năng tài chính hạn hẹp. Sau khi chia tay vợ, các con đều theo vợ cũ sang nước ngoài sinh sống và không liên lạc với ông.
Kết hôn với bà Thùy Dung năm 1973, tới năm 1975, hai vợ chồng cùng ba con nhỏ (gồm hai con riêng của bà Dung và một con chung) dựng một căn chòi nhỏ dưới chân cầu Bình Lợi, quận Bình Thạnh (TP HCM) làm nơi sinh sống. Trong một lần kiếm diễn viên đóng vai cố vấn Mỹ choꦐ phim Mối tình đầu, nhà quay phim Đường Tuấn Ba đã phát hiện Robert Hải khi ông đang n🍬gồi câu cá trước nhà. Nghiệp diễn của người chuyên đóng vai phản diện bắt đầu từ cơ duyên đó.
Nhà biên kịch Hồng Ngát kể: "Trong nhà, đồ đạc chẳng có gì. Thậm chí, đến giường phản cũng không. Nhớ trong phim Mối tình đầu của đạo 𒀰diễn Hải Ninh, Robert Hải vào vai một ông Tây lịch lãm, giàu có, phong lưu. Vậy mà ở đ🦂ời thường, anh sống quá thanh bạch và giản dị, nếu không nói là quá nghèo. Mọi sinh hoạt ăn ở ngủ nghỉ, tiếp khách đều diễn ra trên cái sàn gỗ nhỏ lau sạch bóng".
Robert Hải có thú vui câu cá cả ngày, mọi chi tiêu sinh hoạt trong nhà đến từ nghề bán bánh bông lan, móc len... của người vợ. Nam diễn viên thay vợ chăm sóc, dạy bảo ba người con trai. "Bố đối với chúng tôi như những người bạn. Ông dạy con trai những kỹ năng sống tối thiểu. Ông không ngại nói về giới tính khi chúng tôi bước vào tuổi mới lớn. Cách phân biệt người tốt, người xấu cũng được ông truyền dạy", anh Robert Trân - con ꩵtrai nam diễn viên - kể.
Vợ na♏m diễn viên cho hay không chỉ chăm lo cho con riêng của bà, Robert Hải còn quan tâm đến cả cháu chắt bên nhà vợ. "Các cháu tôi gọi tôi bằng cô, dì nhưng toàn gọi Robert Hải là ba. Từ khi có thu nhập từ việc đóng phim, thi thoảng anh Hải vẫn gℱom một món tiền lớn bảo tôi lo cho hai con riêng học nghề", bà Dung nói.
Trong ký ức người thân và đồng nghiệ𝔍p, Robert Hải là một người yêu Việt Nam tha thiết. Mang trong mình hai dòng máu Pháp và It💧🐻aly, Robert Hải lại đậm chất Việt từ cách sinh hoạt đến hành xử. Tình cảm này xuất phát từ lòng kính yêu ông dàꦰnh cho bố mẹ nuôi - người cưu mang, nuôi dưỡng khi bố mẹ ruột qua đời. "Những ngày mẹ chồng tôi bị bệnh nằm liệt giường, anh Hải tự tay chăm sóc, vệ sinh cho mẹ cho đến khi bà mất. Anh coi ông bà như người tái sinh cuộc đời mình, do vậy anh nhận mình là người Việt Nam chứ không phải người ngoại quốc. Anh cũng không cần được bảo lãnh qua nước ngoài sau năm 1975", vợ cố nghệ sĩ kể lại.
Theo hồi ức của con trai nam diễn viên, thời kỳ gia đình khó khăn, Robert Hải từng được nhiều người muốn ra nước ngoài định cư ngỏ lời thuê lý lịch của anh với giá cao để được xuất cảnh theo diện con lai nhưng nam diễn viên không chịu. "Bố tôi thà sống cuộc đời thanh đạm, nhất định không chịu xa Việt Nam, dù chỉ trong vài ba năm. Sau đó, ông đốt hết giấy tờ liên quan đến thân nhân bên Pháp và Italy để tránh những lời mời xuấ🦹t cảnh từ phía chính phủ Mỹ. Tên Việt của bố được đặt theo họ của ông nội và bố chỉ sử dụng giấy tờ mang tên đó", Robert T🗹rân kể lại.
Người con🌃 cho biết thêm khi hấp hối, bố anh có nguyện vọng rải một phần tro cốt ở chân cầu Bình Lợi - nơi cả gia đình sinh sống trong nhiều năm, phần còn lại được rải trên khu đồi nơi chôn cất bố mẹ nuôi nghệ sĩ. "Ngay cả cách chọn cái chết, bố tôi cũng đề cao phong tục ngưỡng vọng tổ tiên của người Việt".
Diễn viên Nguyễn Hậu cho rằng lòng tự ái dân tộc của Robert Hải rất cao. Có lần tham gia một bộ phim do êkíp Hàn Quốc thực hiện, thấy họ trả thù lao bèo bọt, nam diễn viên đã thắc mắc. "Phía Hàn Quốc trả lời rằng so với cát-xê được các hãng phim Việt Nam trả cho diễn viên, mức giá đó là khá cao. Robert Hải liền bỏ vai và nó🦋i: 'Đóng phim cho Việt Nam, không có cát-xê tôi cũn꧒g làm vì đó là quê hương tôi nhưng đóng cho các ông, tôi phải được trả theo giá quốc tế", Nguyễn Hậu kể.
Hơn 20 năm sống trong cảnh nghèo khó nhưng Robert Hải không màng tiền bạ💖c, danh vọng. Ông chọn lối sống thanh đạm, giản dị, cư xử nhân ái với g꧋ia đình, bạn bè, đồng ng💯hiệp và bất cứ ai nghèo khổ mà ông gặp.
Năm 1998, Robert Hải phát hꦅiện mình bị bệnh ung thư gan. Nghe tin xấu, ông lạc quan động viên vợ và các con giữ vững tinh thần. Gia cảnh nghèo k♊hó, mọi chi phí điều trị đều được sự giúp đỡ từ bạn bè và các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy. "Tôi nhớ mãi khoảnh khắc một người bạn của anh Hải đến đưa tôi chiếc phong bao trong đó có hai triệu. Tôi phải nhận và giấu vì nếu biết, chắc anh không đồng ý tôi làm vậy. Tính anh Hải khẳng khái lắm", vợ nghệ sĩ nói.
Sau khi hóa trị đợt đầu, sức khỏe tốt hơn, nghệ sĩ về Đà Lạt thăm mộ bố mẹ nuôi, sau đó thăm thú bạn bè khắp nơi. Nửa năm trước khi mất, ông gần như nằm liệt giường. Nghệ sĩ trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ngày 26/9/2000. Trước khi mất, Robert Hải nói lời cuối với vợ: "Bà có ba đứa con trai, thêm tôi nữa là b🌌👍ốn".
Châu Mỹ