Ngày 6/1/2002, tờ Boston Globe xuất bản bài báo tố cáo linh mục John J. Geoghan nhiều lần phạm tội lạm dụn🌞g tình dục trẻ em trong 34 năm làm việc trong hệ thống nhà thờ công giáo Boston, Mỹ. Bài báo khởi đầu loạt phóng sự của nhóm phóng viên điều tra Spotlight, vạch trần tội ác tương tự của năm linh mục kỳ cựu khác.
Series phóng sự gây rúng động, kéo theo hàng trăm nạn nhân từng bị lạm dụng khắp nước Mỹ gọi điện đến tờ báo, ra tòa án tố cáo của những linh mục. Người ta phát hiện riêng ở Boston có 249 linh mục nhiều lần phạm tội ấu dâm và được﷽ 🐈bao che. Sự kiện rúng động lan ra ngoài biên giới Mỹ, kéo theo hàng loạt vụ án tương tự của linh mục ở Canada, Australia và Ireland bị phơi bày ra ánh sáng. Giáo hội công giáo La Mã gặp khủng hoảng và Hồng Y Boston Cardinal Law phải từ chức.
Năm 2003, Boston Globe và nhóm phꦗóng viên điều tra Spotlight được trao giải Pulitzer Báo chí ở hạng mục Phục vụ cộng đồng (Pulitzer Prize for Public Service). Giải Pulitzer khẳng định: "Loạt phóng sự của Boston Globe cung cấp thông tin sâu rộng và can đảm. Nhóm nhà báo có thành tích phá vỡ bí mật nhiều năm, khuấy đảo dư luận quốc gia và quốc tếཧ, tạo ra thay đổi trong Nhà thờ công giáo La Mã".
Sau khi loạt bê bối lắng xuống, công chúng và cả nhóm nhà báo Spotlight chưa hết sốc trước sự thật rằng những vụ ấu dâm có hệ thống trong Nhà thờ Mỹ đã diễn ra 34 năm trước đó mà không ai lên tiếng. Câu hỏi này gây hứng thú với hai nhà sản xuất chuyên làm phim dựa tr🔯ên sự kiện có thật - Nicole Rocklin và Blye Faust. Ngay khi đọc loạt phóng sự, họ quyết định làm phim, không lấy trọng tâm vụ bê bối mà kể chuyện hậu trường tác nghiệp của nhóm nhà báo đã đưa sự thật ra ánh sáng. Năm 2009, dự án phim được khởi động.
Spotlight bắt đầu câu chuyện v🤪ào buổi sáng làm việc ở một tờ báo Mỹ đầu thiên niên kỷ. Tòa soạn Boston Globe♏ chào đón tổng biên tập mới ít nói và điềm tĩnh - Marty Baron (Liev Schreiber). Mới về báo, tổng biên tập phát hiện đề tài gai góc từ một cột báo khuất - chuyện một luật sư tố một linh mục ấu dâm trẻ em và được Đức Hồng Y Boston bao che.
Nhóm phóng viên điều tra kỳ cựu trong tòa soạn - Spotlight - triển khai đề tài. Bộ năm nhà báo gồm Robby Robinson (Michael Keaton), Michael Rezendes (🎃Mark Ruffalo), Sacha Pfeiffer (Rachel McAdams), Ben Bradlee Jr. (John Slattery) và Matt Carroll (Brian d'Arcy James) vào cuộc. Các phóng viên liên lạc với các nạn nhân, luật sư tố tụng, các nhân chứng quen biết để dần tiếp cận sự thực gây chấn động. Có ít nhất 87 linh mục trong hồ sơ của họ phạm tội ấu dâu trẻ em trong nhiều năm liên tiếp. Con số dần tăng lên trong khi áp lực phải nói ra sự thực ngày càng lớn.
129 phút phim Spotlight không có cảnh ấu dâm, không có cảnh xô xát, không có cảnh bạo lực hay cảnh nhỏ nước mắt nào. Bằng những khuôn hình dung dị, tác phẩm làm sáng lên chân dung những nhà báo bằng nỗ lực và mồ hôi lao động chân chính. Sáu nhà báo Mỹ trong phim đều là những người có phẩm chất sángꩵ giá. Họ giàu sáng kiến và tinh tường phát hiện vấn đề, mạnh mẽ khi làm việc độc lập cũng như linh hoạt khi làm việc nhóm, luôn tin vào giá trị câu chuyện bản thân theo đuổi, kiên trì đeo bám nhân vật. Họ giữ cảm xúc trước những chịu đựng của nạn nhân để động viên họ, vừa can đảm bảo vệ nhân chứng vừa dũng cảm đối đầu với những đe dọa khó lường sẽ ập đến khi theo đuổi đề tài gây ảnh hưởng.
Bằng lối kể điềm đạm, phim lôi cuốn người xem tới cuối, khéo léo vén màn những hy sinh thầm lặng của người làm báo. Trong khi đươꦬng đầu với áp lực công việc lớn, phóng viên thường phải hy sinh thời gian riêng bên vợ con để dồn tâm huyết cho công việc. Đằng sau những lo lắng trách nhiệm chung là những khoảng lặng chất vấn lương tâm riêng. Đôi khi những sự cố bất khả kháng xảy đến, họ phꦍải đương đầu với khó khăn, vừa phải bảo vệ nhân chứng, vừa phải chiến đấu với những đe dọa sát sườn.
Diễn xuấ🦄t tự nhiên của dàn sao gạo cội làm hi��ện lên chân dung các nhân vật. Michael Keaton đóng ra chất nhà báo đàn anh cương quyết và kiên nghị, theo đuổi đề tài cũng như giá trị đạo đức cơ bản tới cùng, được mọi người nể phục. Những nếp nhăn tự nhiên trên trán của tài tử Birdman làm người xem yêu mến khi anh diễn cảnh trăn trở cũng như dày vò cá n🍸hân khi nhận ra bản thân có một phần trách nhiệm để xảy ra lỗi lầm.
"Người khổng lồ xanh" của Avengers - Mark Ruffalo - vào vai một nhà báo láu cá, chèn cửa thang máy, chờ ngoài cơ qua♔n để gặp được nhân vật. Có khoảnh khắc nhân vật của Mark Ruffalo bùng nổ cảm xúc và gặp khủng hoảng về niềm tin ngay trước khi gặp vấn đề.
Nữ diễn viêౠn Rachel McAdams vào vai một nữ nhà báo giàu tình thương và cảm xúc nhưng luôn tỉnh táo. Nam diễn viên Liev Schreiber vào vai một tổng biên tập điềm đạm và là nhà lãnh đạo có đầu óc sáng suốt, nghiêm nghị và mực thước trước mọi giao tiếp với đồng nghiệp nhưng luôn biết động viên cấp dưới khi họ gặp thiếu sót. Còn Brian d'Arcy James vào vai một nhà báo tận tụy và thương con hết lòng trong khi chật vật vì công việc.
Những cảnh quay trong phim còn đưa người xem vào nhịp sống phố thị ở Boston - thành phố bên Bờ Đông nước Mỹ. Thấp thoáng trong các công viên, tòa nhà chọc trời, những đàn b🎐ồ câu bay là những mái nhọn nhà thờ Công giáo, biểu tượng gắn với chủ thể ám ảnh trong phim. Mặc dù kể lại bê bối rúng động giáo hội, phim không đi sâu chất vấn niềm tin Công giáo mà giúp tẩy sạch nhóm nhân vật băng hoại núp bóng nhà thờ.
Bộ phim độc lập nhỏ khép lại, để lại dư âm nhẹ nhàng, giúp người xem có niềm tin vào cuộc sống. Tác phẩm được Viện Hàn Lâm Mỹ xếp vào danh sách 10 phim hay nhất năm 2015. Spotlight đoạt giải "Phim hay nhất" ở Critics' Choice Awards và đang tranh giải "Phim hay nhất" tại Oscar 2016. Tài tử Mark Ruffalo và nữ diễn viên Rachel McAdams của phim được đềಞ cử "Nam diễn viên phụ xuất sắc" và ♍"Nữ diễn viên phụ xuất sắc".
Trailer phim "Spotlight" |
|
Vũ Văn Việt