Hoàng Tố Mai -
Ám chỉ và Ám gợi
Bắt đầu từ cốt truyện. Một cô gái thành phố (được viết từ ngôi thứ nhất) kết hôn với chàng trai gốc gác nông thôn. Họ sống với nhau khá hạnh phúc dù chàng trai lắm khi phát hoảng trước đòi hỏi tình dục mạnh mẽ của cô vợ trẻ. Bi kịch bắt đầu xảy ra khi cô gái theo chồng về quê ăn giỗ, cả thảy bốn lần. Đời sống tinh thần tù hãm, lưu cữu của làng quê cộng với sự đối xử sự khắc nghiệt của gia đình nhà chồng đã đem đến cho cô những cơn bóng đè 💖nửa thực, nửa hư rất đáng sợ. Cô bị một hồn ma, có lẽ là ông bố chồng cưỡng hiếp. Có điều là ngoài những cảm giác sợ hãi, xấu hổ, cô gái còn cảm nhận được những khoái lạc thể xác mà chồng cô không thể mang lại. Chồng và mẹ chồng cô dường như biết việc này nhưng không ra tay can thiệp mà chỉ tỏ thái độ ghẻ lạnh, xa cách. Sau bốn lần về quê chồng ăn giỗ hôn nhân của cô bị đe dọa. Kết thúc truyện cô gái có thai, bằng cảm nhꦆận của mình cô chắc chắn hồn ma kia chính là cha của đứa trẻ.
Một cốt truyện đặc biệt như vậy đủ để Bóng đè được dư luận chú ý. Nhưng tác giả của Bóng đè không chỉ đầu tư vào cốt truyện, dường như có vài chi tiết tác giả cố ý đưa vào cốt để độc giả sau khi đọc có những suy diễn giống nhau. Cũng có thể coi đó là những ám chỉ khiến cho Bóng đè mang dáng dấp một tác phẩm văn học minh họa.
Rất nhiều bạn đọc sau khi đọc Bóng đè đã liên tưởng ngay đến một đoạn viết nổi tiếng trong truyện ngắn Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp. Đó là đoạn bút ký của nhân vật người Pháp tên Phăng, y là một trong số vài người châu Âu giúp việc cho vua Gia Long. "Đặc điểm lớn nhất của xứ này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng" [ 1]. Đây là đoạn viết ấn tượng nhất trong Vàng lửa. Nó cũng là một trong những phát ngôn nặng ký nhất xuất hiện trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp. Gần hai mươi năm sau Đỗ thị Hoàng Diệu đã công khai minh họa nó bằng một tác phẩm không kém phần ấn tượng: Bóng đè.
Ngay từ nửa đầu thế kỷ XIX, nhà văn Mỹ Edgar Allen Poe đã tỏ ra dị ứng với những cây bút cứ chăm chú sử dụng văn học để chuyển tải hay minh chứng cho những quan điểm đạo đức, xã hội. Ông cho rằng để có một bài thơ với đúng nghĩa của nó "có hai điều luôn luôn được đòi hỏi - thứ nhất, một lượng phức tạp nào đó hay nói đúng hơn một lượng ráp nối nào đó; và thứ hai một lượng ám gợi nào đó - những ý nghĩa chạy ngầm ở dưới mà lại mập mờ. Đặc biệt là chính mảng này truyền cho công trình nghệ thuật không biết bao nhiêu là mầu mỡ (richness) (tôi mượn từ lời ăn tiếng nói hàng ngày cái từ sống động này) mà chúng ta thường rất thích nhầm lẫn với lý tưởng. Chính sự nống lên quá đáng ý nghĩa được ám gợi (suggestiveness) - thay cho sự chạy ngầm dưới chủ đề lại làm cho nó lộ ra ở bên trên - chính sự quá đáng này biến cái gọi là thơ của cái gọi là trường phái siêu nghiệm thành văn xuôi (mà lại là thứ văn xuôi tầm thường nhất)" [ 2].
Ở đoạn viết này Poe đã kiên quyết trả lại cho thơ sự quyến rũ tự thân thủa ban đầu và ám gợi là điều kiện quyết định. Có thể dịch suggestiveness là ám gợi, khơi gợi hoặc khêu gợi nhưng với trường hợp sáng tác của Poe và Diệu thì dịch là ám gợi có vẻ thích hợp hơn. Đoạn viết trên cũng như thuật ngữ suggestiveness đã được Mallarmé "tái sử dụng" trong một bài tiểu luận: "Các nhà Thi sơn (Parnasse) nắm bắt sự vật trong toàn bộ và trình bày ra hết, do đó đã xoá mất đi bí ẩn; họ tước bỏ niềm vui lớn nhất của tâm hồn người đọc, tức là tin vào những gì họ sáng tạo. Gọi tên đối tượng có nghĩa là phá huỷ ba phần tư sự hưởng thụ bài thơ, nó tạo thành niềm lạc thú được đoán ra dần dần. Khêu gợi (suggérer) đó là ước mơ và mục đích. Tượng trưng cho phép sử dụng hoàn toàn cái bí ẩn đó: nó gợi ra một phần nhỏ cái vật thể tượng trưng để cho thấy một trạng thái tâm hồn hay ngược lại, chỉ ra đối tượng, rồi sau đó giải mã nó, để giải thoát ra một trạng thái tâm hồn cần phải có" [ 3].
Trang bìa cuốn "Bóng đè". |
Sự ám gợi không chỉ cần thiết cho thơ. Càng ngày, khi ranh giới giữa thơ và văn xuôi càng mờ đi thì "một lượng ám gợi nào đó" cho một tác phẩm văn xuôi cũng làm cho nó "màu mỡ" hơn rất nhiều. Khi đọc đến đoạn "Chính sự nống lên quá đáng ý nghĩa được ám gợi (suggestiveness) - thay cho sự chạy ngầm dưới chủ đề lại làm cho nó lộ ra ở bên trên "thì không ít độc giả nghĩ đến Alain Robbe Grillet, người từng đề cập đến vấn đề văn chương "dấn thân" ở phương Tây hay chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở phía đông, những cái lốt mới của tiểu thuyết luận đề đã từng bị "phỉ nhổ" trong quá khứ [ 4]. Khi văn học chỉ nhằm vào minh hoạ cho những mục đích chính trị, đạo đức cụ thể, thì sự khơi gợi hay vẻ đẹp mơ hồ, mập mờ của nó bị xem nhẹ thậm chí bị vứt bỏ.💛 Đó cũng chính là lý do khiến nhiều tác phẩm văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa nổi đình đám một thời nay chìm hẳn vào quên lãng.
Trở lại trường hợp Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu. Khi Bóng đè được xuất bản ở Việt Nam không ít người tiếc rẻ vì nó không được nguyên vẹn. Có nghĩa là liều lượng ám chỉ đã được giảm bớt. Thế nhưng cho dù bị cắt xén nó vẫn được đón nhận hết sức nồng nhiệt. Thậm chí, nếu ở bản in sau những chi tiết về gốc gác Trung Hoa của chồng Thụ bị lược bớt thì Bóng đè vẫn còn nguyên giá trị của nó. Có thể bớt đi không ít lời xuýt xoa, tiếc rẻ nhưng cũng bớt đi những cái lắc đầu của những độc giả khó tính, những người có khuynh hướng nghệ thuật vị nghệ thuật, những người ghét sự ám chỉ lộ liễu, những người ghét "sự nống lên quá đáng ý nghĩa được ám gợi". Như vậy, có thể thấy trong một tác phẩm văn học thì ám gợi mới là quan trọng, còn ám chỉ (ít nhiều lộ liễu) thì có hay không cũng được. Ám chỉ khiến người ta đắc ý, còn ám gợi lại khiến người ta chao đảo, rung rinh. Chúng ta hãy hình dung khi không khí văn nghệ ở ta cởi mở hơn thì ám chỉ sẽ không còn được tán thưởng vì có ai cấm đoán gì đâu mà phải ám chỉ. Có thể đọc những dòng này Diệu sẽ phản bác, chẳng hạn "Tôi chưa bao giờ đọc Vàng lửa", minh họa và ám chỉ là do độc giả tự suy đoán, nó nằm ngoài chủ ý của tôi". Với những luận điểm này Diệu sẽ thắng ở một phiên tòa nhưng chắc chắn sẽ có rất ít người tin vì Diệu viết Bóng đè sau Vàng lửa, một truyện ngắn cũng rất nổi tiếng của Nguyễn Huy Thiệp. Cho dù Diệu thật sự chưa đọc Vàng lửa thì vẫn phải chấp nhận là "kẻ đến sau" hoặc là người minh họa truyện ngắn này một cách vô tình. Rất may là Bóng đè không chỉ có ám chỉ, lượng ám gợi trong tác phẩm này cũng rất dào dạt, nó nhiều đến nỗi sắp chạm vào ranh giới của sự ứ thừa. Nó khiến ám chỉ của Diệu bớt đi nhiều sự lộ liễu, khiên cưỡng, thậm chí ở mức chấp nhận được. Một truyện ngắn dài tới 33 trang nhưng người đọc khó dứt ra được. Các câu thường ngắn gọn, thậm chí có câu chỉ hai từ. Các chi tiết thì chồng chất, ngồn ngộn khiến tốc độ câu chuyện được đẩy nhanh, rất tương thích với đời sống hiện đại. Sắc thái giọng kể trong Bóng đè khá đa dạng, ngôn từ được trau truốt công phu đủ để tạo ra những áng văn giàu nhạc tính và biểu cảm mãnh liệt. Một vài đoạn trong vắt, mơ hồ như thơ nhưng đa phần giọng kể bộc lộ nhãn quan phán xét, khi xấc xược, lúc hỗn hào, thậm chí là nghiệt. "Thụ nhìn tôi không bộc lộ cảm xúc. Da thịt tôi rần rần kiến bò. Cảm giác ơn ớn, trơn lọn, bóng nhãy" [ 4], "Mẹ chồng tôi loét quét đôi guốc vào buồng. Âm thanh roạc ngắn từng cơn", [ 5] "Người Thụ thấm đẫm mồ hôi, giọng anh đừng đững", [ 6] "Loang loáng bãi ngô im lìm hứng sương không gió nào thãng thột". [ 7] "Tôi thức dậy bởi giọng nói mỉa mai kéo dài đu đượi chua đôi môi hóng hớt" (Những từ in nghiêng là chủ ý của tác giả bài viết). Có rất nhiều câu như vậy được viết ra trong Bóng đè. Từ láy được sử dụng liên tục, thậm chí nhiều từ không có trong từ điển, có từ được tác giả ngẫu hứng tạo ra nhằm chuyển tải chân thực nhất cảm xúc cũng như cảm giác mạnh cực mạnh của nhân vật. Đặc biệt trong những đoạn tả cảnh bóng đè, D🍸iệu đã l𓆏àm được một việc ít nhà văn làm được. Đó là sự pha trộn nhuần nhuyễn giữa bạo lực và sex trong không gian đầy ma mị. Sự chao đảo cảm giác của nhân vật giữa thực và hư, ảo rợn và nhục cảm, đau đớn và khoái lạc đã để lại những ấn tượng thật sự đặc biệt.
Khi trí tưởng tượng nằm trong giới hạn của hiện thực
Trong một bài trả lời phỏng vấn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệ💦p năm 2001, ông đã nói một câu rất hay liên qua đến trí tưởng tượng của nhà văn:
"Số đỏ, đấy là một tác phẩm tuyệt vời. Nó chứng minh khả năng tưởng tượng rất phong phú của nhà văn mà là nhà văn trẻ. Sở dĩ Vũ Trọng Phụng có được trí tưởng tượng ghê gớm như vậy là do ông viết Số đỏ khi còn rất trẻ. Trí tưởng tượng là ưu thế của tuổi trẻ. Khi đã sống quá dày dạn thì trí tưởng tượng sẽ mất dần đi, tôi cũng thế. Tôi chắc chắn là không viết được cái gì như Vũ Trọng Phụng. Vũ khí của ông là trí tưởng tượng và cũng là tuổi trẻ còn vũ khí của tôi có lẽ là... một phong cách đa dạng bao gồm nhiều yếu tố khác nhau." [ 8]. Trong bài viết này, một lần nữa Bóng đè và tác giả của nó lại liên quan đến một phát ngôn của Nguyễn Huy Thiệp. Bóng đè không thể tạo được ấn tượng mạnh như vậy nếu thiếu vắng trí tưởng tượng đặc biệt của tác giả. Chúng ta thường nói nhiều đến thủ pháp sáng tác, đến đời tư, đến khuynh hướng xã hội của nhà văn nhưng dường như ít quan tâm đến trí tưởng tượng của họ. Thực ra nó cũng rất quan trọng, đặc biệt đối với những nhà văn đậm chất fantastic (tạm dịch là kỳ ảo). Chẳng hạn, trường hợp của Edgar Allen Poe và Nathaniel Hawthorne, hai nhà văn Mỹ lỗi lạc trong thế kỷ XIX, khi nói về tác phẩm của họ người ta không thể nhắc đến trí tưởng tượng phong phú và kỳ lạ của hai tác giả này. Bóng đè cũng vậy, một cốt truyện phức tạp tràn ngập những chi tiết rờn rợn, ám ảnh trong những không gian ma mị như thế , hẳn là trí tưởng tượng đóng vai trò quyết định. Thế nhưng nếu xem xét kỹ thì từng tình tiết fantastic của Diệu lại thấy chúng đều không vượt qua giới hạn của hiện thực. Có nghĩa là, từ đầu đến cuối, mọi tình tiết đều nằm trong những giới hạn có thể lý giải được. Bóng đè là hiện tượng tâm lý phổ biến, có rất nhiều người thường xuyên bị bóng đè, có thể tác giả của Bóng đè cũng nằm trong số đó. Trong truyện có cả thẩy bốn lần nhân vật chính kể chi tiết sự kiện bị bóng ma hãm hiếp. Nhưng rất có thể đó chỉ là ác mộng. Không có chi tiết xác thực nào khẳng định hồn ma đó không chỉ xuất hiện trong tâm tưởng cô gái. Việc cô gái trẻ có cảm giác là chồng cô, mẹ chồng cô cũng chứng kiến cô bị bóng đè rất có thể chỉ là suy diễn chủ quan của riêng cô. Thậm chí, nếu nhìn nhận theo phân tâm học thì những cuộc hãm hiếp nửa thực nửa hư kia có thể cho thấy phần nào đời sống tình dục không viên mãn của cô. Thỉnh thoảng nhân vật nữ có kể về "chất nhày ngà" ở mông và đùi sau những cuộc "hãm hiếp ảo" đó nhưng rất có thể đó là dịch âm đạo của chính cô gái khi đạt được cực khoái trong những giấc mơ đầy nhục cảm của mình. Trong chuyện, chi tiết có vẻ xác thực hơn cả đó là khi cô gái bị chảy máu ở lần bị cưỡng bức ảo thứ ba. Lúc đó chồng cô mắng "Em thấy tháng sao không mang băng vệ sinh", nhưng cô cho rằng chồng cô thừa biết cô bị hãm hiếp mà vẫn cứ mắng át đi vì sợ bà mẹ nhìn thấy. Tóm lại, vẫn là cảm giác chủ quan của cô cái. Rất có thể phần phụ của cô trục trặc, vì có nhiều phụ nữ vẫn bị xuất huyết không rõ nguyên. Như vậy, nếu truy xét tỉ mỉ từng chi tiết trong Bóng đè ta vẫn thấy chúng không vượt quá giới hạn của hiện thực, có điều khá nhiều chi tiết nằm trong trường hợp ngoại lệ. Có thể tạm gọi việc nhà văn cố ý ghìm nén các chi tiết sao cho không vượt qua giới hạn của hiện thực là thủ pháp "trong giới hạn của hiện thực". Một câu chuyện hoang đường luôn thu hút sự chú ý của độc giả vì những chi tiết hoang đường của nó. Chính thế kể một câu chuyện mà mọi tình tiết đều nằm trong giới hạn của hiện thực mà vẫn đạt được hiệu quả như một câu ch⛎uyện hoang đường thì nhà văn phải nỗ lực 𝓡hơn. Quá trình kể chuyện phải gia công nhiều hơn, trí tưởng tượng không thể mặc sức tung hoành vì trong thâm tâm nhà văn luôn phải ghìm nét, điều chỉnh các tình tiết sao không vượt quá giới hạn của hiện thực. Diễn biến cốt truyện sẽ phải được tính toán kỹ lưỡng hơn để sao cho hiệu quả nhất.
Đầu thế kỷ XX, có thể coi Franz Kafka đã sử dụng thủ pháp này ở mức độ "siêu" trong Vụ án. Thế giới được tạo dựng trong vụ án Vụ án của Kafka đầy phi lý, xa lạ. Nhưng nếu khảo sát kỹ lưỡng thì không một tình tiết nào vượt qua giới hạn của hiện thực. Và ở đây ta cũng thấy tràn ngập những "ngoại lệ". Sau khi K. bị kết án ở một căn hộ nào đó, anh tìm trở lại "phòng lục sự" gạ chuyện người phụ nữ trong phòng để được xem "giấy tờ của ngài dự thẩm". Cái anh được xem là những "hình vẽ tục tĩu mà vụng về". Một hoạ sĩ vẽ tranh ở toà sau khi tư vấn luật pháp cho K. thì bán cho anh lần lượt 5 bức tranh giống hệt nhau mà không hề thấy ngượng ngùng. Cái chết của K. quái lạ nhưng vẫn có thể lý giải trong phạm vi hiện thực. Về tổng thể, cái ảo tưởng về một câu chuyện có thực ở đây mong manh hơn những gì Diệu đã cố gắng gieo vào lòng độc giả. Chính thế tác phẩm của Kafka trở thành "phi lý". Nhưng trạng thái tâm lý của nhân vật K. lại mang dấu ấn hiện thực rõ rệt. Chắc chắn Vụ án phải bắt đầu từ những khoảnh khắc tâm lý đặc biệt của con người hiện đại, hoang mang, lo hãi vô cớ, sự vô cảm, xa lạ, cảm giác bùng nhùng, bế tắc của giấc mơ... Có điều là Kafka đã nỗ lực duy trì trạng thái này suốt cuốn sách khiến nó có sức nặng ghê gớm, tạo nên cảm giác như khi có ai đó tìm cách "cố định những cơn chóng mặt" (Rimbaud, Một mùa địa ngục). Những người hâm mộ Kafka thường tranh luận xem Hoá thân và Vụ án cuốn nào thực sự hay hơn. Trong văn học, so sánh hai tuyệt tác là một việc khó khăn nhưng nếu xét theo tiêu chí hiện thực thì sẽ thấy có sự khác biệt lớn. Hoá thân ngay từ đầu đã là một sự kiện hoang đường: người hoá thành sâu bọ. Không chỉ một mình nhân vật chính thấy mình biến thành bọ mà cả các thành viên trong gia đình cũng thấy. Ranh giới của hiện thực đã bị xoá bỏ ngay từ trang đầu tiên. Chỉ một sự kiện người hoá thành sâu bọ đã khiến độc giả bị cuốn hút. Còn Vụ án thì không như vậy. Thủ pháp "trong giới hạn của hiện thực" được duy trì liên tục, không có một sự kiện hoang đường nào xảy ra vậy mà nó vẫn tạo ra một sức lôi cuốn đặc biệt. Vậy phải chăng thủ pháp "trong giới hạn của hiện thực" chính là một trong những yếu tố quyết định tầm vóc của Vụ án, thậm chí có phần còn vượt lên cả Hoá thân?
Dostoievski đã từng nhận định về truyện ngắn Poe: "Ông gần như luôn chọn hiện thực hiếm hoi nhất và đặt nhân vật của mình vào trong tình huống khách quan tâm lý khách quan nhất" [ 9]. Bóng đè cũng vậy, hiện thực trong Bóng đè là một thách thức đối với độc giả. Việc không đẩy những tình tiết fantastic trong Bóng đè vượt quá giới hạn của hiện thực khiến độc giả cảm thấ༺y câu chuyện kỳ quái này có thể xảy ra ở đâu đó, thậm chí vớ🤪i những người quen biết, và rùng rợn hơn cả là có thể xảy ra với chính bản thân họ. Chính thế truyện ngắn này đọng lại rất lâu trong trí nhớ.
Còn tiếp...
(Bài viết tại Tọa đàm về Văn học nữ 🍒quyền diễn ra ngày 9/9 tại Vi𓃲ện Văn học Việt Nam, Hà Nội)
------
Chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này?