"Đoạn này cho hát tự do đi anh, đừng cứ tuân theo nhịp làm gì, căng thẳng làm gì", diva nhạc Việt nói với nhạc sĩ Quốc Trung khi họ chuẩn bị cho livesho🔯w mừng chị 48 tuổi.
Thanh Lam nói trong mọi việc, muốn tốt, 🌳phải làm như chơi. "Ngưꦕời làm nghệ thuật khi bị căng cứng quá sẽ khó thăng hoa", nữ ca sĩ tâm sự.
Suố🥂t 44 năm ca hát, Thanh Lam luôn để bản năng dẫn lối. Cô bé Lam năm ba, bốn tuổi đã coi việc hát như một n🍨hu cầu không thể thiếu và có thể "phát điên" nếu có khán giả reo hò. Có lần, vì mải hát cho các cô hàng xóm nghe, Thanh Lam chẳng buồn để ý mẹ gọi về ăn cơm. Chị bị mẹ phạt một trận roi dù trong lòng có phần ấm ức "tại sao mình thích hát mà lại bị đánh".
Khi vào Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia) để học đàn tỳ bà, Lam vẫn không ngừng bị ám ảnh về sân khấu. Chị muốn được hát. Sau 11 năm học đàn tỳ bà, Thanh Lam quyết định về xin mẹ được chuyển sang ngành thanh nhạc. Bố mẹ lo lắng về Lam. Họ hiểu con gái có tật hay căng thẳng trước khi biểu diễn tới phát ốm. Tuy vậy, Thanh Lam vẫn quyết chí, bất chấp lời꧑ cảnh báo của nhà ⛦trường: "Sau một năm thử, nếu không thành công sẽ lập tức bị đuổi".
* Thanh Lam biểu diễn "Hát với chú ve con" thuở mới vào nghề
Với bản năng nghệ thuật vốn có, Thanh Lam tạo dựng được dấu ấn khó lẫn. Giọng hát của chị khi xuống thấp trầm sâu và dày, khi lên cao âm thanh phát ra lại vang rền. Kết hợp ℱcùng lối nhả chữ, nảy chữ, đổ hột trong chầu văn, ca trù có được từ thời đi học, cách hát của Thanh Lam ma mị và ph๊iêu bồng. Đặc biệt, lối hát nói được chị vận dụng nhiều, trở thành nét đặc trưng trong xử lý tác phẩm.
Năm 1991, Thanh Lꦐam chinh phục cuộc thi Đơn ca ಌnhạc nhẹ toàn quốc lần hai với kỷ lục sáu điểm 10 khi hát Chia tay hoàng hôn và Giọt nắng bên thềm. Sau đó, chị tiếp tục gặt hái h♒àng loạt thành công, được khán g🔯iả yêu mến và dành tặng cho các danh hiệu "Nữ hoàng nhạc nhẹ", "Người đàn bà hát"...
Ở mỗi show diễn, người ta thấy Lam bước lên sân khấu với đủ sắc thái, khi nhắm mắt oằ💜n mình theo những nốt nhạc, lúc ngẫu hứng ngân nga chẳng cần mic. Hồng Nhung ví đàn chị của mình giống núi lửa. Bước꧅ lên sân khấu, Lam "máu" đến mức nhiều lúc quên cả khán giả.
"Nghệ sĩ mà thăng bằng, tỉnh táo quá là vứt, cảm giác chông chênh mới mang lại thăng hoa trong sáng tạo. Có thể thấy sự thiếu thăng bằng đến nghiêng ngả ở Thanh Lam, thể hiện ở sự khát khao, nổi loạn, có lúc đẩy niềm vui lên đến tận cùng, rồi cũng có lúc để mình chìm đi trong nỗi buồn. Đó là cái hay, cái mạnh của Thanh Lam", nhạc s𝓡ĩ Nguyễn Cường từng nhận xét.
* Thanh Lam hát 'Bên em làm biển rộng'
Nhưng mấy chục năm biểu diễn, Thanh Lam có lúc khiến công chúng không hài lòng vì quá bản năng. Khoảng đầu thập niên 2000, những cách tân của chị trong xử lý các bài hát nhạc nhẹ không được đón nhận. Nhạc sĩ Phú Quang - người từng mời Thanh Lam hát nhiều đêm nhạc - cũng có thời gian phải dè dặt. Lý do cũng chỉ vì trong nghệ th♋uật, Lam quá "điên".
Dù vậy, n🍒gười phụ nữ ấy chưa bao gi♚ờ hối tiếc vì những lựa chọn của mình. Lam nói: "Bản năng rất quan trọng. Ngày còn trẻ, bản năng trong tôi là sự ngông cuồng. Nhưng sống càng lâu, càng có nhi🐠ều kinh nghiệm, bản năng được lý trí điều tiết để có thể phát huy và trở nên tinh tế hơn❀ trên sân khấu".
Trong mấy chục năm, chính Thanh Lam thừa nhậ🌄n chị nhiều lúc cũng rơi vào những hố sâu của cảm xúc, khó sáng tạo. "Núi lửa" lại tạm ngủ vùi, thả trôi mọi thứ. Chán hát, lười sáng tạo thì nữ ca sĩ lại nghỉ, buồn thì đi chơi. Với Lam, cảm xúc sáng tạo tạm lắng xuống chứ không chết hẳn, chỉ chờ cơ hội để phun trào mạnh mẽ hơn.
* Thanh Lam hát 'Em tôi'
Quốc Tr🐻ung - dòng nước mát giúp "lửa" Lam dịu nhiệt
"Đoạn này hát tự do được, nhưng muốn thoải máiꦡ thì em phải vào đúng nhịp đã", "Thôi giờ tập sao cho chính xác đi", "Em hát sai rồi, nó phải thế này cơ"... nhạc sĩ Quốc Trung liên tục nhắc Thanh Lam trong buổi tập. Nghe vậy, diva nhạc Việt lại lẩm nhẩm theo.
"⭕Tôi như lửa còn anh Trung mềm mại như nước. Sự trái ngược của chúng tôi khi kết hợp tạo nên sự cân bằng. Quốc Trung giúp cho những thế mạnh của tôi ♑được đẩy lên cao hơn", Thanh Lam nhìn chồng cũ nói.
Thuở ban đầu gặp Quốc Trung, Thanh Lam như tìm được nốt còn thiếu trong bản nhạc đời mình. Theo Thanh Lam, "dòng nước" Quốc Trung không làm ꦫbiến đổi con người âm nhạc của chị. Anh chỉ đơn giản là chấp nhận bản năng "núi lửa" trong chị và tìm cách để cho dòng nhiệt trở nên ấm áp, thân quen hơꦕn với công chúng.
Nhiệt lượng trái ngược của bộ đôi tạo nên thành công rực rỡ ꦅcủa một Đêm huyền diệu năm 1996, kéo theo sau là một chuỗi chương trình như Thiện thanh (1996), Cho em một ngày (1997), Em và tôi (1999)... Về sản phẩm âm nhạc, sau album Tự sự (2000), Thanh Lam và Quốc Trung đạt đỉnh cao với Mây trắng bay về. Sản phẩm kết hợp giữa giọng hát nội lực của diva cùng phong các꧑h World Music 🐻của Quốc Trung. Đó cũng là dấu mốc cho việc chia đôi của hai người trong âm nhạc lẫn đời sống riêng vào năm 2001.
* Thanh Lam hát 'Có đôi' - Lê Minh Sơn
Sau Mây trắng bay về, chị lao mình thể nghiệm nhiều phong cách, dòng nhạc như dân gian đương đại của Lê Minh Sơn, nhạc Trịnh mang âm hưởng Rock... Tuy vậy, cách làm mới và xử lý của Thanh Lam bị các nhạc sĩ như Dương꧒ Thụ, Nguyễn Ánh 9 nhận xét là "nổi loạn", "thiếu hồn". Đặt cạnh các tác phẩm kết hợp cùng Quốc Trung khi xưa, nhữn♒g sản phẩm thể nghiệm vẫn chưa đủ sức nặng.
"Cách đây hơn 20 năm, tôi từng🍎 nhắc Thanh Lam nếu bỗng dưng thay đổi phong cách vốn đã định hình, khán giả sẽ phản ứng tiêu cực. Sự mạo hiểm để thể nghiệm với những phong cách âm nhạc khác nhau nhiều khi còn khiến dấu ấn của nghệ sĩ bị nhạt nhòa đi", Quốc Trung nói.
Tỉnh táo và lý trí là vậy nhưng Quốc Trung cũng chưa bao giờ khuyến khích Thanh Lam lựa chọn những con đường an toàn. Theo anh, người nghệ sĩ không sáng tạoꦺ sẽ tự biến mình thành "thợ hát".
"Tôi không dọa nạt để Lam nghe theo mình. Một người có nhạc cảm tốt, nhiều kinh nghiệm như cô ấy đôi♔ lúc chỉ cần cứ để cho tự trải nghiệm rồi đúc rút xem lời nhà sản xuất nói đúng hay sai và tự cải thiện sau này", Q﷽uốc Trung tâm sự.
Giờ đây, khi trở lại với Quốc Trung trong âm nhạc, Thanh Lam lại về với chính mình. Người ta𒁏 lại mong chờ sau những đợt phun trào của "núi lửa" Thanh Lam kết hợp chút ngọt lành tĩnh tại của "dòng nước" Quốc Trung, mảnh đất nghệ thuật lại tiếp tục mọc lên những mầm xanh.
Đêm nhạc kỷ niệm sinh nhật lần thứ 48 của nữ ca sĩ - Đêm hè Lam - được tổ chức tối 19/6 tại Hà Nội.
* Giọng hát của Thanh Lam hiện tại