Trần Anh Hùng là đạo diễn gốc Việt đã đưa những câu chuyện của Việt Nam ra màn ảnh thế giới. Mùi đu đủ xanh từng tạo nên một cú sốc với giới làm phim bởi cách kể chuyện độc đáo. Tiếp sau đó là những Xích lô, Mùa hè chiều thẳng đứng định hình nên phong cách rất riêng của Trần An💝h Hùng.
Tuy sinh sống và hoạt động chủ yếu ở Pháp, những bộ phim của anh vẫn luôn được khán giả nước nhà quan tâm. Sáu năm kể từ Rừng Na Uy (2010), đạo diễn từng có phim được đề cử Oscar, thắng Sư Tử Vàng ở LHP Venice, mới có tiếp một tác phẩm mới. Eternity được chuyển thể từ tiểu thuyết L’Élégance des veuves (sách tại Việt Nam được dịch là Nét duyên góa phụ) của nữ nhà văn Alไice Ferney, quy tụ ba minh tinh hàng đầu của điện ảnh Pháp – Audrey Tautou, Bérénice Bejo và Mélanie Laurent.
Phim bắt đầu với lời dẫn chuyện do chính vợ của đạo diễn kiêm giám đốc thiết kế mỹ thuật – Trần Nữ Yên Khê - thể hiện. “Ông Arthur và bà Julie Bourgeois có năm người con gái. Hai người trong số đó chết trẻ. Ba người kia, Hélène, Henriette và Valentine, đều cưới hỏi đàng hoàng. Từ ba người con gái này đã sinh ra mười tám người cháu, bốn mươi ba người chắt, một trăm năm mươi tư người thuộc thế hệ thứ ba kể từ đời cháu và cho đến hiện giờ đã có tám mươi người thuộc thế hệ thứ tư kể từ đời cháu…”. Những câu đầu tiên trong tác 𝓰phẩm văn học của nữ nhà văn Alice Ferney đã được đưa nguyên vẹn lên màn ảnh rộng trong tiếng nhạc độc tấu Pi♌ano.
Cứ như vậy, bộ phim đưa người xem trở về nước Pháp cuối thế kỷ 19, thời mà những nàng quý tộc nông thôn quanh năm chỉ biết đàn hát, vui đùa và sinh con. Đó cũng là thời mà chỉ một trận ốm hay một căn bệnh bình thường cũng có thể tước đi sinh mạng của một con người do nhân loại chưa tìm ra vắc-xin. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của ba người phụ nữ thuộc thế hệ khác nhau. Valentine vừa tròn đôi mươi, kết hôn với Jules. Henry –𒈔 một trong những người con của Valentine – yêu và lấy Mathilde, cô bạn thanh mai trúc mã từ nhỏ. Mathilde lại rất thân với Gabrielle – người kết hôn với Charles trong một cuộc hôn nhân sắp đặt.
Ba người phụ nữ đón nhận những hạnh phúc đến tronꦫg cuộc đời – tình yêu, những đứa trẻ thiên thần – và cả những khổ đau. Người trở thành góa phụ, người mất đi những đứa con vì lý do này hay lý do khác, người cô đơn hàng chục năm chỉ bởi cái chết chưa tìm đến… Thời gian cứ thế trôi, họ già đi, những đứa trẻ lớn lên, bi kịch xảy đến nhưng sau đó hạnh phúc đến khỏa lấp cho nỗi đau. Bộ phim giống như một cuốn album gia đình mà trong đó, mỗi tấm ảnh là một kỷ niệm để rồi những trang giấy được dán kín ký ức - đó là lúc câu chuyện khép lại.
Eternity là một bộ phim đặc biệt bởi nó đánh dấuไ sự chuyển mình trong ngôn ngữ điện ảnh củꦗa Trần Anh Hùng. Vẫn là phong cách chầm chậm, duy mỹ nhưng cách sử dụng giọng dẫn truyện thậm chí nhiều hơn cả các phim tài liệu, lối dựng chuyển cảnh tương phản, sự xáo trộn về mốc thời gian hay dùng độc tấu Piano phần lớn chiều dài phim là những thứ không thể tìm thấy ở các tác phẩm trước của Trần Anh Hùng. Anh chia sẻ khi ghi hình Eternity, các diễn viên không biết trước ngày mai mình sẽ quay gì. Mỗi buổi sáng thức dậy, đạo diễn sẽ vào nhìn bối cảnh và quyết định diễn viên phải làm gì. Các minh tinh, tài tử và dàn diễn viên nhí chỉ thực hiện một chuỗi hành động và không thể biết câu chuyện, cái thế giới mà 🧜họ đang sống trong đó sẽ ra sao.
Tuy nhiên, chính cách kể đặc biệt mà Trần Anh Hùng đang theo đuổi khiến Eternity trở thành bộ phim khó tiếp cận nhất của anh, kể cả với khán giả thông thường hay giới làm phim. Người xem được phân khúc rõ rệt. Có những người cảm thấy chán, lê thê hay thậm chí phần lớn là ngủ một giấc ngon trong rạp trước khi bị đánh thức bởi tiếng khóc vang dội của một trong các minh tinh. Cũng có những người chỉ cảm thấy nội dung câu chuyện quá buồn cười và thơ ca hóa khi để các nhân vật nữ ngày ngày ở nhà vui chơi, nảy mầm xác thịt rồi đẻ hết đứa con này đến đứa con khác, đứa trẻ này qu꧙a đời thì sinh tiếp đứa bé khác mà mỗi khi sinh nở vẫn 🔯hạnh phúc đong đầy như lần đầu.
Thế nhưng cũng sẽ có những người bước vào thế giới của Eternity và thổn thức trong đó khi lật giở từng tấm ảnh trong cuốn album của “sự vĩnh cửu” rồi ra khỏi phòng chiếu với đôi mắt đỏ hoe. Ngay cả giới làm phim chuyên nghiệp, có không ít ngư𒅌ời xem xong chỉ nhận xét “hình ảnh đẹp” mà không biết nói gì hơn. Nhưng điện ảnh, đặc biệt là các tác phẩm nặng vℱề phong cách riêng của tác giả, lại thú vị ở chỗ đó, khi mỗi người xem đều có thể tự chọn cho mình một màu cảm xúc – dù là nông hay mãnh liệt.
Về hình ảnh, khó có thể chê Eternity bởi mỗi khuôn hình đều như một bức tranh cổ điển, mang đậm phong cách Pꦚháp với màu sắc quyến rũ. Trong các phim trước, khán ♏giả mới biết đến Trần Nữ Yên Khê – vợ Trần Anh Hùng – với vai trò là diễn viên, thiết kế phục trang. Ở bộ phim này, chị cho thấy sự đa tài khi là giám đốc thiết kế mỹ thuật và đảm nhận vai trò dẫn truyện với chất giọng Pháp êm đềm, mượt mà. Từ cách phối màu trang phục với nội thất đến đánh sáng trong phòng ngủ đều cho thấy con mắt nghệ thuật tinh tế của Trần Nữ Yên Khê, thậm chí đôi chỗ còn có phần lấn át phong cách của người chồng đạo diễn.
Ba minh tinh Audrey Tautou, Bérénice Bejo và Mélanie Laurent vẫn đẹp kiêu sa, thu hút người xem bởi lối diễn xuất duyên dáng như họ đã được công nhận trong sự nghiệp. Bất ngờ nằm ở dàn diễn viên nhí. Chính những đứa trẻ mà đạo diễn🎶 Trần Anh Hùng tuyển chọn đã mang tới sức sống cho tác phẩm và khiến các minh tinh tỏa sáng. Họ phải lần theo từng nụ cười, từng tiếng khóc hay bất kỳ phản ứng nào của các đứa bé sơ sinh để từ đó đánh thức những khoảnh khắc thể hiện bản năng người phụ nữ.
Lấy bối cảnh ở Pháp, chuyện về phụ nữ Pháp nhưng Eternity vẫn có những🐈 nét tương đồng với phụ nữ Á Đông. Thời hiện đại có thể khác, nhiều người không còn quá tâm tới chuyện sinh đẻ nối dõi nhưng trong quá khứ, thiên chức làm mẹ luôn là điều mà tất cả phụ nữ hướng tới. Họ kết hôn, sinh con đàn cháu đống và quá trình ấy không có hồi kết.
Trong phim, tấm gương được sử dụng như mộ🦂t ẩn dụ về thời gian. Cuộc đời luôn tiếp diễn theo vòng quay luân hồi, thời gian cứ trôi đi theo lẽ tự nhiên, chỉ có con người sẽ trải qua những thăng trầm, xáo động rồi trưởng thành. Tấm gương là nơi ta cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt nhất – trần 🅷trụi, không tô vẽ dù chỉ một nếp nhăn hay sợi tóc bạc.
Thay vì giữ tên gốc từ tiểu thuyết, Eternity là cái tên phù hợp nhất với câu chuyện mà Trần Anh Hùng đã kể. Sự sống – cái chết vẫn luôn song hành. Tiếng khóc mang ý nghĩa hạnh phúc khi một sinh linh chào đời nhưng lại là sự u ám, đau thương trong một đám tang. Dù thế nào đi nữa, thời gian không bao giờ đứng lại, con người sẽ luôn bị đẩy đi tiếp trên chặng đường phía trước. Mọi niềm vui, nỗi buồn ập đến rồi cũng thành quá khứ. Chỉ còn đó tình yêu, những kỷ niệm được lưu lại thành🅰 ký ức. Tình yêu chưa bao giờ là thứ có sẵn nhưng một khi được tạo nên, nó trở thành vĩnh cửu.
Eternity (✃Vĩnh cửu) được chiếu giới hạn tại một số rạp ở Việt Nam từ ngày 9/9.
Trailer phim "Vĩnh cửu" |
|
>> Xem thêm:
Phong cách Trần Anh Hùng trong 'Mùi đu đủ xanh'
Diễn viên 'Amélie' và 'The Artist✤' đóng phim của Trần Anh Hùng
Nguyên Minh