Trần Tiến là một trong những nghệ sĩ tham dự đêm nhạc tri ân lực lượng tuyến đầu chống dịch. Khi ông bước lên sân khấu, khán phòng vang lên tràng pháo tay, cổ vũ nhạc sĩ tái xuất sau thời gian trị bạo bệnh. Đội chiếc nón beret - phong cách quen thuộc, Trần Tiến tự đệm guitar, cùng ban nhạc thể hiện ca khúc Không gục ngã.
Kết thúc bài hát, ông nói vui: "Tôi hát xong bài này mà các bạn không đuổi tôi ra khỏi phòng là đã thành công rồi". Ca sĩ ✤Mỹ Linh, Thanh Lam lên sân khấu ôm hôn Trần Tiến, mừng ông giữ phong độ khi trở lại.
Trần Tiến cho biết dành tặng ca khúc cho những bác sĩ luôn sát cánh cùng ông trong hành trình chữa ung thư. Ông nói: "Nếu không có họ, tôi đã không còn ở đây để hát tặng mọi người". Nhạc sĩ sáng tác bài hát hơn một năm trước, khi điều trị ở bệnh viện Quân y 175 (TP HCM). Khi ấy, ông đã chuyển sang giai đoạn xạ trị, cơ thể yếu ớt, phải nằm liệt giường. Một lần, ông cố gượng dậy thì những giai điệu đầu tiên của nhạc phẩm vang lên trong đầu: "Đứng dậy, hãy vượt lên chính mình. Vó ngựa còn phi/ Đứng dậy, hãy vượt qu🌜a số phận. Trái tim còn yêu...".
Sau khi viết xong, ông vẫn chưa thể hồi phục. Nhạc sĩ nhờ người lấy máy tính bảng, mở nút micro trên máy tự thu âm. Ông nói khi đó tự hòa âm, tự hát "với giọng của một kẻ sắp chết". Sau đó, nhạc sĩ gửi bản thu cho nhạc sĩ Thanh Phương chỉnh sửa, phối lại thành bản nဣhạc hoàn chỉnh theo thể loại hard-rock. Bài hát mang thông điệp tích cực, động viên các bệnh nhân trước những khó khăn, mệt mỏi của cuộc đời. Nhạc sĩ cũng dành tặng bài hát cho những người phải chiến đấu với Coꦓvid-19.
Trần Tiến cho biết sau khi ra đời, bài hát như một phép màu, giúp bệnh tình ông thuyên giảm dần. Vượt qua giai đoạn nguy kịch, ông truyền sự lạc quan của bản thân đến các đồng nghiệp chung hoàn cảnh. Hồi tháng 10/2021, ông thăm Trần Mạnh Tuấn sau hai tháng nghệ sĩ saxophone cấp cứu vì đột quỵ. Cả hai cùng đàn, hát trong bệnh viện 175 🦂để khích lệ tinh thần Trần Mạnh Tuấn.
Trần Tiến sinh năm 1947, là em trai của Nghệ sĩ Nhân dân Trần Hiếu. Năm 16 tuổi, ông làm hậu đài Đoàn ca múa Hà Nội. Sau một năm tự học nhạc, ông là ca sĩ đơn ca của đoàn. Năm 1971 đến 1978, ông theo học Nhạc viện Hà Nội, tốt nghiệp bằng thanh nhạc và sáng tác giao hưởng. Năm 1992, ông mở trường dạy nhạc miễn phí cho trẻ em mồ côi và có hoàn cảnh khó khăn, trường hoạt động trong bảy năm.
Phong cách sáng tác của ông thay đổi theo từng thời kỳ, lúc thể hiện tinh thần yêu nước (Giai điệu Tổ quốc, Vết chân tròn trên cát...), khi cổ động cho tinh thần đổi mới (Rock đồng hồ, Trần trụi 87...) và dân gian đương đại (Tùy hứng lý ngựa ô, Ngẫu hứng sông Hồng, Quê nhà...). Ông có cônꦐg hiện đại hóa nhạc dân gian và sáng tác pop, rock, blu🅘e jazz và country Việt.
Tam Kỳ