Tên sách: Cơ bản là buồn
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuần
NXB Trẻ, 2014
Truyện dài Cơ bản là buồn là tác phẩm mới nhất của Nguyễn Ngọc Thuần - một cây bút nổi tiếng có nhiều ấn phẩm được bạn đọc yêu thích như: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Chuyện tào lao, Sinh ra là thế... Cuốn sách gần 130 trang, khá nhỏ gọn. Nhưng đề tài sách đ༺ề cập lại mang tầm vóc lớn: nỗi đau thời hậu chiến tranh Việt Nam 🦋- Mỹ.
Về tổng thể, Cơ bản là buồn dễ đọc. Trong cách viết, Nguyễn Ngọc Thuần không♏ chủ ý lên gân, thêm "gia vị" nhằ🍷m làm trang sách của anh nhuốm thêm màu bi kịch khi nhắc về đề tài nhạy cảm như chiến tranh. Bóng dáng chủ thể sáng tác không thể hiện rõ trong truyện. Thay đó vào, tác giả nhường chỗ cho nhân vật kể lại câu chuyện của mình.
Nhân vật mở đầu trang sách là X, một cô gái Vꦕiệt lai Mỹ. Những lát cắt về cuộc đời của X, xoay quanh các mối quan hệ của cô tạo nên những tình tiết cho cuốn sách. Công việc tình cờ khiến X trở thành cầu nối để giúp ông John - một cựu binh Mỹ thời chiến tranh Việt Nam - trong lần quay trở lại Việt Nam tìm về chiến trường năm xưa, cũng là để tìm về một phần tuổi trẻ, một phần quá khứ mãi mãi đóng đinh ở Việt Nam.
Biết về người cha Mỹ của mìn🔥h qua thông tin ít ỏi, hiếm hoi từ mẹ - người đàn bà Việt Nam trót mang thai với lính Mỹ - X là một trong số những đứa trẻ lai lớn lên sau chiến tranh. Đứa con chỉ còn mối dây liên hệ mờ nhạt với quá khứ và dòng máu lai. Việc X giúp ông John đi về thăm lại chiến trường xưa, tìm lại bà Huệ - người tình Việt Nam một thời của ông - cũng là cách để cô hình dung về phần quá khứ bị đánh mất của chính bản thân mình. "Cuộc sống của cô trải qua nhiều giai đoạn, một duyên cớ gì đó, cô đã đi theo những thăng trầm của nó, cô bị chèn giữa người Mỹ và người Việt Nam, trong cô có 𒅌một phần của lịch sử vướng lại, nhắc đến cô là nhắc đến một mối quan hệ nửa vời, một câu chuyện của hai phần thế giới, và duyên cớ gì đã gặp nhau tại đây. Tỷ lệ máu của cô cũng nói lên điều đó. Có thể cha cô đã hiếp dâm mẹ cô những cũng có thể đó là kết quả của một mối tình không bút nào tả được" (trích sách).
Cuộc tìm kiếm ký ức, tìm kiếm lại mối dây liên hệ xưa có thể tồn tại đâu đó giữa những đổi thay nhanh chóng sau chiến tranh khiến ông John rơi vào trạng thái bế tắc. Hình ảnh người lính Mỹ già nua, từng trải qua những đợt trầm cảm nặng và có c📖hứng ngáp liên tục được Nguyễn Ngọc Thuần xây dựng sinh động. Người cựu binh Mỹ này là một trong số ít nhân vật của cuốn sách có danh xưng rõ ràng: ông John, chứ không phải là những X, J, K, F... Một cái tên, một quá khứ chất lên cuộc đời người lính Mỹ già những day dứt. Dù không bị ai truy bức, ép buộc, John vẫn mải miết lội ngược dòng thời gian để đi tìm và thể hiện phần trách nhiệm của mình với ꧑những gì đã xảy ra.
Một thời, lính Mỹ đến Việt Nam không chỉ để ném bom, rải chất độc hóa học, mà biết bao nhiêu triệu tinh trùng của họ đã để lại trong những người đàn bà ở mảnh đất này. Có những số phận chết đi khi chưa kịp chào đời, có những số phận trôi dạt và mắc kẹt giữa đôi bờ của quá khứ, và cũng có những đứa bé không nguyên vẹn hình hài - những đứa bé nhiễm chất độc da cam. Chúng là những nỗi đau được minh họa một cách rõ ràng, đầy đủ hình𝓀 nét nhất của nỗi buồn sau chiến tranh.
Cuộc gặp gỡ giữa ông John và đứa bé mang tên Hữu Nghị mà mọi người đang đặt nghi vấn chính là đứa con rơi của ông được Nguyễn Ngọc Thuần miêu tả đầy cảm xúc. Thứ cảm xúc ấy dữ dội nhưng không ồn ào, nó lặng lẽ chảy vào bên trong tâm can của chính nhân vật. Người đàn ông Mỹ già nua lặng lẽ ngồi trong bóng chiều bên bờ thềm cũ, loay hoay bên đứa bé ngờ nghệch mang hai dòng máu không còn 🀅trọn vẹn hình bóng con người. John đã không tìm thấy được những điều ông chủ đích đi tìm, nhưng đồng thời, ông cũng tìm được câu trả lời cho nỗi buồn mà ông gánh vác sau cuộc chiến. Câu trả lời ấy nằm ở X, ở Hữu Nghị... ở một Việt Nam mà có lẽ ông và các đồng đội chỉ hiểu được khi phải có một độ lùi nhất định về thời gian, không gian.
Không chỉ vậy, nỗi buồn, hậu quả và 🌊hệ lụy của chiến tranh còn là điều không dễ dàng hiện rõ, xác định rõ, với vợ ông John, với X, J, F... những nhân vật chưa từng thấy chiến tranh một ngày nào. Dù vậy, nọc độc, sự zíc zắc của nó mãi theo bám và ám ảnh họ. Để khắc họa điều này, giọng văn của Nguyễn Ngọc Thuần thể hiện rõ chất hài hước. Những quan niệm của X về tình dục, tình yêu... Cuộc đời "ba chìm bảy nổi☂" của mụ Z. Thể trạng béo phì và phình to của F sau cơn trầm cảm... Những câu chuyện cuộc đời này được nén chặt trong trang sách, khi hài hước, giễu cợt, lúc cay đắng...
Có nhiều cách để tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích về tâm lý của những người lính từng tham gia chiến tranh Việt Nam - Mỹ. Bên cạnh rất nhiề⛦u ngu⭕ồn tư liệu sơ cấp, thứ cấp, có lẽ âm nhạc là thứ dễ giúp người ta hiểu được não trạng của một bộ phận tham chiến. Nhạc Boléro thời kỳ này một nguồn tài liệu quan trọng. Mà Boléro cơ bản là buồn. Cuốn sách của Nguyễn Ngọc Thuần gần như là một bản Boléro như thế. Sẽ có độc giả không thích "giai điệu" bình thản, đều đều của nó. Nhưng với người thích, "giai điệu" ấy rất thấm thía.
Anh Vân