Đồng hồ cao cấp thường gắn với vật liệu quý như kim cương, vàng hồng, ngọc trai... Từ khoảng năm 2011, đồng hồ chất liệu ceramics bùng nổ như một xu hướng mới, phục vụ những người đã quá nhàm chán với đá quý thông thường. Đến nay, nó được ứng dụng rộng rãi và là vật liệu được yêu chuộng để làm nên những mẫu trang sức đắt tiền. Một chiếc Chanel Premiere Ceramic and Diamonds dành cho nữ có giá hơn 25.000 USD (hơn 560 triệu đồng) trong khi đồng hồ☂ Richard Mille RM 07-01 ceramics hơn 116.000 USD (hơn 2,6 tỷ đồng).
Nhiều ngôi sao Hollywood và vận động viên thể thao sở hữu các thiết kế đồng hồ đắt giá được làm từ vật liệu này. Nam ca sĩ Ed Sheeran đeo chiếc Hublot Big Bang với công nghệ phức hợp vàng và ceramics giá hơn 30.000 USD (khoảng 782 triệu đồng). Siêu sao bóng rổ Michael Jordan có một mẫu Jaquet Droz với bộ khung và mặt đồng hồ làm từ ceramics đen giá khoảng 12.550 USD (hơn 280 triệu đồng). Ca sĩ Rihanna sở hữu chiếc Chanel J-12 trắn💛g gắn mác hơn 25.000 USD còn Arnold Schwarzenegger ghi dấu ấn cá nhân với chiếc Audemars Piguet Royal Oak Offshore phiên bản giới hạn mang tên ông có giá khoảng 40.200 USD.
Vậy những lý do nào khiến đồng hồ làm 💮từ vật liệu này có giá trị cao đến vậy?
Từ "ceramics" khi dịch sang tiếng Việt dễ gây hiểu nhầm là "gốm sứ". Th🍰ực tế, thuật ngữ này dùng để chỉ nhóm chất 🌠rắn vô cơ không phải là kim loại, có độ cứng cao và khả năng chịu nhiệt mà vẫn giữ được kết cấu.
Do đó "cera♐mics" không chỉ là gốm sứ, gạch ngói, bát đĩa đơn thuần mà kính, kim cương, than chì... cũng thuộc nhóm này. Thậm chí, tinh thể sapphire được sử dụng làm các chân kính siêu cứng trên đồng hồ cũng là một loại ceramics. Hiện tạ🍸i, có khoảng hơn 4.000 định dạng ceramics trên thế giới.
Ngoài công nghệ💖 chế tác tinh xảo, 🐭chất liệu là lý do khiến giá loại phụ kiện được lòng cả đàn ông lẫn phụ nữ đội lên cao ngất.
Ceramics có khả năng chống chịu các tác động tự nhiên
Theo chuyên trang Ablogtowatch, loại ceramics sử dụng trên trang sức và đồng hồ cao cấp có độ cứng gấp ba đến bốn lần thép không gỉ. Vỏ đồng hồ làm từ vật liệu này rất khó bị trày. Một số hãng♏ còn mạ DLC - một biến thể của cꦐeramics - bên ngoài vỏ thép không gỉ để chống xước. DLC viết tắt của "Diamond like carbon", có độ cứng gần như kim cương.
Ngoài độ cứng, ceramics có khả năng chống ăn mòn cực tốt. Đó là lý do vì sao hồng ngọc - cũng thuộc nhóm cera🍎mics - được dùng làm chân kính trong các vị trí quan trọng của đồng hồ, giúp cỗ máy chạy hàng chục năm trời mà không bị sai sót. Giống như🍨 titan, ceramics không gây dị ứng.
Ceramics khá nhẹ, khối lượng riêng nhẹ hơn gần ba lần so với thép không gỉ và gấp rưỡi so với titan. Chất liệu có độ đặc tương đương nhôm. Độ đặc thấp cùng độ cứng cao khiến 🐎ceramics đư💫ợc ứng dụng nhiều trong ngành hàng không vũ trụ và quân sự, ví dụ áo giáp chống đạn hoặc trang phục làm phân tán năng lượng của các tác động tốc độ cao. Khả năng vượt trội này cũng là điều những nhà sưu tầm đồng hồ xa xỉ và giới thượng lưu yêu thích.
Khác biệt trong công nghệ chế tác chất liệu tạo nên 🀅sự độc đáo cho m♑ỗi chiếc đồng hồ ceramics
Các thành ph🌊ần thường thấy để tạo ra ceramics kỹ nghệ là hợp chất tinh khiết của kim loại với oxy, nitơ, cacbon cùng một vài thành phần khác. Tuy n🐲hiên, mỗi hãng cao cấp có một phương thức chế ceramics khác nhau. Tất cả công thức đều phải giữ bí mật bởi quá trình tạo ra vật liệu này phức tạp và được nghiên cứu riêng.
Hiện tại, hãng Rado sử dụng zirconi-oxit và titan cacbon để chế tạo đồng hồ ceramics của mình. Trong khi Hublot tạo ra một phức hợp ceramics và vàng, giúp vật liệu cứng hơn khi chế tác. Theo The Hour Glass, gần đây, hãng Richard Mille phát minh loại ceramics có hai phiên bản: ATZ ceramics để chế tác bộ vỏ đồng hồ trắng và xanh da trời và TZP ceramics cho vỏ đen, nâu và xanh lá cây. Trước đây, do công nghệ hạn chế, 𝄹chất liệu ceramics chỉ có thể tạo ra vỏ đồng hồ trắng, xám và đen. Do đó, màu xanh ra trời, nâu và xanh lá cây của Richard Mille có thể coi như m𝔍ột bước tiến lớn về mặt thẩm mỹ và thời trang.
Gia công ceramics thành các chi tiết trong đồng hồ cũng là quá trình tố🌸n nhiều công sức. Đầu tiên, các nhà sản xuất phải đảm bảo thiết kế chính xác từng milimet để hạn chế tối đa rủi ro khi chế tác. Sau đó, họ cho bℱột ceramics vào phôi rồi đem đi nung ở nhiệt độ 1.000 độ C. Độ cứng của ceramics rất cao nên sau khi nung, công đoạn đánh bóng cũng khiến giới chế tác "toát mồ hôi".
Ozcan, một kỹ sư vật liệu chuyên nghiệp trong lĩnh vực đồng hồ, chia sẻ trên Ablogtowatch, giá thành sản xuất một chiế📖c đồng hồ vỏ ceramics đắt hơn nhiều so với loại vỏ thép hoặc titan. Đây là lý do khiến chỉ những hãng đồng hồ cao 🐎cấp mới có hứng thú thử sức với chất liệu mới này.
>> Xem thêm:
Những chiếc đồng hồ đẳng cấp của sao Hollywood
Bộ sưu tập đồng hồ của Tổng thống Obama