20h tối 16/2, vở Đảo lửa diễn trên sân khấu Hồng Hạc (quận ba, TP HCM). Việt Linh là tác giả kịch bản. Dù xây dựng vở phỏng theo hai truyện ngắn Đảo và Tro tàn tro rực rỡ của Nguyễn Ngọc Tư, Việt Linh đã tạo nên một "khung" mới cho tác phẩm chứ không chỉ làm công việc lắp ghép hai truyꦍện ngắn.
Trên 10m2 sàn diễn, hai diễn viên chính Anh Thơ và Đinh Mạnh Phúc dẫn dắt người xem đi vào 90 phút kịch nhiều cảm xúc. Qua các màn độc thoại, song thoại, cả hai kể cho khán giả câu chuyện về cô gái điếm và một người mù sống cùng nhau trên một hòn đảo. Đinh Mạnh Phúc hóa thân vào nhân vật Sáng - người mù sống cô đơn. Nhờ tài đoán trước thời tiết, Sáng đã giúp các ngư dân địa phương thoát nạn. Đáp lại, những người được cứu giúp gửi ra đảo tặng an꧒h món "quà người", đó là một cô gái điếm (Anh Thơ).
Hai thân phận lạc loài đã hội ngộ 💃nhau trong một hoàn cảnh không thể trớ trêu hơn. Nhưng vượt qua những ngượng ngập ban đầu, họ đã đến với nhau bằng tình người, bằng sự trân trọng và lòng yêu thương. Từ tấm lòng của Sáng, cô gái điếm đã quyết định kể cho anh nghe bi kịch đời mình.
Đạo diễn Lê Thụy là người dàn dựng vở diễn. Bên cạnh diễn xuấ꧑t nhập tâm của hai diễn viên chính, vở còn tạo hiệu ứng cảm xúc nhờ sử dụng thủ pháp cắt lát và chuyển cảnh nha🔯nh gọn của điện ảnh. Phần âm nhạc do Vũ Phúc Ân đảm trách. Hai diễn viên Bảo Trí, Hữu Thạch đóng vai ngư dân ở tuyến nhân vật phụ.
"Đảo lửa" ꦉđược xem là một thể nghiệm của sân khấu Hồng Hạc khi đi theo dòng chính kịch với lối kể sáng tạo, không rập khuôn mô tả đời sống mà nhường phần cho khán giả suy ngẫm và hòa vào tuyến kịch.
Nhà phê bình trẻ Vũ Ánh Dương - một khán giả của vở Đảo Lửa - chia sẻ cảm nhận sau khi thưởng thức tác phẩm: "Hai nhân vật chính của vở diễn đều là những con người b💦ị cô lập trên đảo. Một người bị cô lập trong nghề nghiệp bán buôn thể xác. Người còn lại bị cô lập trong bóng tối mù lòa. Nhưng sự mở lòng của cả hai đã giúp họ mang đến một câu chuyện đậ♓m chất nhân văn. Người xem đến với sân khấu Hồng Hạc không chỉ được thỏa mãn nhu cầu được xem, được nghe một tác phẩm nghệ thuật, mà họ còn tìm thấy được cuộc sống, và cảm nhận được nhu cầu muốn kể lại câu chuyện của chính cuộc đời mình".
Thất Sơn