Mỹ Khanh thừa nhận rằng chị đã không thể hiện hết chất lãng mạn của câu chuyện tuổi thơ trong Xóm cào cào mà nhà văn Nguyễn Thị Hồng Xuân gửi gắm, nhưng khi xem phim, ai c🌺ũng hiểu nữ đạo diễn lần đầu làm phim truyền hình đã nâng niu "đứa con đầu lòng" của mình thế nào. Người xem bị cuốn vào thế giới trẻ thơ đầy hồn nhiên trên đồng cỏ, trong lớp học, cảm thông cùng nỗi nhọc nhằn trong đời sống người nghèo, rồi bàng hoàng nhận ra chuyện không chỉ trên phim, trong phạm vi một xóm nhỏ mà rất thật, còn "nóng", ở đâu đó 🙈xung quanh mình.
Câu chuyện mở ra với cái tứ tự nhiên, nhẹ nhàng về bốn đứa trẻ bắt cào cào kiếm sống ở một vùng quê nghèo. Sáng sớm, trước kಌhi đi học, Tây, Nghĩa, ಌLiễu, Phương háo hức "hẹn hò" nhau xách vợt ra đồng. Năm mười nghìn tiền bán cào cào bốn bạn kiếm được, khi thì để lo cho bữa cơm, lúc tích góp để đóng tiền trường, lúc giúp bạn thực hiện ước mơ... Nửa ý nghĩa của cuộc mưu sinh ấy là thú vui được quây quần cùng bạn bè, được mặc sức rong chơi, không ưu tư, lo lắng nên hành trình của đám trẻ thiếu thốn nên thơ đến lạ lùng.
Tây, Nghĩa, Phươꦅng - 3 trong 4 thành viên của nhóm bắt cào cào. |
Dù xung quanh chúng đều là những số phận nghèo, không đầy đặn, một bà nội sáng xỉn chiều say, một ông ch💜ú làm nghề đào huyệt, một người cha tha phương cầu thực đi buôn lậu, một ông hàng xóm thu mua phế liệu, cưa bom... nhưng hơn ai hết, đám trẻ chính là hình ảnh của sự vươn lên trong cuộc sống, giành lấy niềm tin, ít nhất là cho tuổi thơ của mình. Chúng kiếm thêm đất để "làm ăn", nghĩ cách ra thành phố bán cào cào với giá cao hơn... Và đáng quý hơn cả chính là lòng tự trọng trong những con người nhỏ tuổi này, chấp nhận bước ra khỏi lớp khi không có tiền đóng tiền trường, kiên quyết giữ lời hứa với ông chủ bán xe đạp trả góp dù cạn túi... Bốn đứa trẻ lần lượt đi qua hết những gian nan trong cuộc sống của mình một cách hồn nhiên như cuộc đời chúng đương nhiên phải vậy. Chúng vẫn hát đồng dao, vẫn miệt mài cùng nhau bắt cào cào trên những cánh đồng, vẫn nuôi ước mơ mua chiếc xe đạp ra thành phố bán cào cào, vẫn tha thứ, cương quyết giúp bạn đến trường...
Có thể thấy rõ vấn đề giáo dục được Mỹ Khanh "ưu tiên" hơn cả trên phim, như lời chị đã nói với VnExpress: "Tôi muốn mọi người thấy được những mầm non tương lai của đất nước ở những vùng nông thôn nghèo đang được chăm sóc và giáo dục như thế nào". Chị sắp xếp ý tứ nhẹ nhàng nhưng đầy trăn trở của một người có nhiều tâm huyết. Khi được thày yêu cầu trở lại lớp mà không phải lo chuyện học phí, Tây thốt l🏅ên câu làm đau lòng người lớn: "Thầy có đóng nổi cho tất cả những bạn khác không?". Rồi sau đó không lâu cũng chính em cầm trên tay một xấp tiền bước vào lớp học đưa cho thày và nói: "Bữa nay em đóng tiền, thày cho em đi học lại nha!". Làm người xem phải nghĩ hơn cả là câu nói ấp úng: "Sao thày bắt con nói chuyện không thành có", khi đứa trẻ mồ côi buộc phải làm một bà♓i kiểm tra tập làm văn "mẫu" về cảnh gia đình có cha mẹ. Ống kính tinh tế đã xoáy vào tựa đề của bài báo "Chấn hưng giáo dục" trong một cảnh ngay sau đó.
Không chỉ thế giới tuổi thơ, thế giới người lớn ở làng quê nghèo trong Xóm cào cào cũng đầy bất ổn🅘, túng quẫn đâm ra bài bạc, đồng bóng chữa bệnh lừa gạt thiên hạ... và cả chuyện dân nghèoꦕ thi nhau bán đất đổi đời, được Mỹ Khanh đưa lên phim nhẹ nhàng như chuyện đùa.
"Phim có quá nhiều tình huống đắt khiến người xem cứ tấm tắc về bàn tay của một người tài hoa, có vốn sống", bác Dân, một khán giả lớn tuổi ở quận 10, TP HCM, nhận xét. Người cha, anh Hai Màu (do nhà thơ Bùi Chí Vinh đóng) làm nghề đào huyệt, trong lúc rỗi việc anh tự đào một cái lấy "hên" rồi sau đó phải "chết đứng" khi nó dành để chôn... con gái của mình. Cũng chính nhân vật này có một câu thoại đáng "nghìn vàng": "Ăn toàn đồ cúng cô hồn nên riết rồi cũng không biết mình đang sống ở cõi nào". Rồi chuyện bà già đã gần như c♚hai sạn trong cuộc sống, nước mắt uất nghẹn thành tiếng nấc cục khi hay tin cháu gái mất, chuyện ông già tư Lùn làm nghề thu lượm ve chai, cưa bom lấy đồng bán rồi phải chết ngay trong thời bình vì bom nổ... "Mỹ Khanh tinh tế lắm, toàn kể những chuyện đắt giá", một nhà phê bình điện ảnh đã nói sau buổi chiếu ra mắt.
"Bữa nay em đóng tiền, thà𒆙y cho em đi học lại nhꦚa!". |
Bốn diễn viên nhí mà Mỹ Khanh đã "để ý" từ rất lâu, trong thời gian chị làm phó đạo diễn cho Một chuyến phiêu lưu của đạo diễn Lê Bảo Trung, cũng đã góp phần làm nên điều kỳ diệu cho tác phẩm đầu tay này. Thanh Tân, Tân Tiến, Khánh Ngân, Bảo Lộc diễn và ứng xử trên phim như những gì mà thường ngày các em vẫn thường làm. Mỹ Khanh đã chăm chút ghi lại từng câu nói lạ, ngộ nghĩnh của các em và "rinh" nguyên bản lên phim, nên cách xử sự và những câu thoại trên phim, đặc biệt là của những nhân vật nhí, nghe như... đang nói chuyện ng🧔oài đời.
Ngoài các diễn viên nhí xuất sắc trên còn phải kể đến diễn xuất xuất thần của diễn viên "cực kỳ khó mời", nghệ sĩ Hồng Sáp. Sau ấn tượng đã ghi lại với vai một bà lão cái bang trong bộ phim Dốc tình của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, dù ở tuổi trên dưới 80 và mới là lần thứ 2 xuất hiện trên phim nhưng nghệ sĩ Hồng Sáp vào vai ngọt đến bất ngờ. Bà già sáng xỉn, chiều say, thấy tiền là mắt sáng rỡ, làm đủ nghề phi pháp: chứa bài, lừa gạt người bệnh với chiêu "thái tử nhập xác"... nên cái đau cũng khác người, khóc nên lời khi hay tin cháu nội mất, nửa tỉnh nửa điên khi biết mình đã hại một mạng người. Tất cả những hình ảnh đa dạng của vai diễn bà Tám Tàng đều được bà thể hiện xuất thần. Người xe💎m có lúc được cười thoải mái với diễn xuất "tưng tửng" của bà nhưng cũng không ít phút phải nhói lòng vì ánh mắt và nỗi buồn sâu trong lòng bà Tám Tàng. Cái chết thứ 3 trong ph🍎im nhẹ nhàng nhưng buồn và thấm hơn bất kỳ sự đau đớn quằn quại nào khác.
Nghệ sĩ Hồng Sáp trong vai bà Tám Tàng. |
Chất rock dữ dội trong bài hát Sương mai của tác giả Thanh Lâm được lồng loáng thoáng những khúc dân ca nhẹ nhàng của Nam Bộ cũng góp phần✃ không nhỏ vào thành công của bộ phim. Một chút thô ráp ngộ nghĩnh nhưng đầy ẩn ý trong những tình huống, khi🦩 thì buồn lặng, âm ỉ, lúc nhẹ nhàng như bay.
Cuối cùng, Xóm cào cào sẽ không thể sinh động và đẹp đến như vậy nếu thiếu ống kính của Bùi Vi Nghi. Vẫn là cảnh đồng cỏ, bụi tre, khung phơi bánh tráng quen thuộc của người dân phương Nam nhưng rất lạ và "hồn". Đặc biệt là những khuôn hình đặc tả vẻ mặt của diễn viên, nét già sꦫạm khắc khổ trên gương mặt của bà Tám Tàng, nét trong trẻo của tính cách cô Hồng, những gương mặt trẻ con ngh꧟èo ngây thơ và sáng bừng làm người xem phải xuýt xoa.
Xóm cào cào đã ghi dấu ấn của một sản phẩm gần như hoàn hảo từ nội dung đến hình ảnh. Cố tình nén tất cả các tình huống thật cô đặc, Mỹ Khanh hóa giải được một điều mà phim Việt Nam hay vướng phải lâu nay là tiết tấu chậm, ru "người xem". Khán giả của Xóm cào cào bị hút bởi tiết tấu "tốc độ" từ đầu đến cuối, chút buồn vui đều thoáng, nhưng không hề nhạt nhẽo. Người xem được thết đãi một "bữa tiệc" no nê, bữa tiệc của diễn xuất, của chuyện thời sự, tình huống cảm động, độc đáo, của hình ảnh đẹp, của thế giới trẻ thơ thật lạ lùng, của nhạc phim ngồ ngộ... Nhiều người cho rằng, với sản 🌳phẩm đầu tay thế này "chủ xị" Mỹ Khanh sẽ còn cho ra đời nhiều "bữa tiệc" hấp dẫn hơn nữa.
Đỗ Duy