"Chiến thuật đánh chặn từ xa vừa được chúng tôi áp dụng", bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19, nói với VnExpress, ngày 20/7.
Bốn bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chuyên về hồi sức sẽ được điều động xuống các bệnh viện thuộc tầng 2 - chuyên điều trị F0 có triệu chứng (trong mô hình tháp 4 tầng) để hỗ trợ điều trị, xཧử trí bệnh nhân có dấu hiệu t🐻rở nặng.
Hệ thống hội chẩn online cũng đang được thiết lập từ Bệnh viện Hồi sức Covid-19 đến tất cả bệnh viện quận và bệnh viện thuộc tầng 2. Khi phát hiện bệnh nhân có 🌌dấu hiệu chuyển biến nặng sẽ trực tiếp hội chẩn. "Cần thiết sẽ chuyển sớm về đây chứ không đợi đến lúc phải thở máy. Như vậy sẽ giúp người bệnh an toàn hơn, bởi thực tế đã xảy ra trường hợp vì chuyển muộn mà b💛ệnh nhân rất nguy kịch", bác sĩ Thức cho biết.
Việc chuyển sớm bệnh nhân về Bệnh viện Hồi sức Covid-19 còn giúp y bác sĩ đánh giá, can thiệp sớm bằng các biện pháp như thở HFNC (thở oxy dòng cao), lọc 👍máu... Bệnh nhân có thể thoát nguy cơ chuyển từ nặng sang nguy kịch, có thể hồi phục sớm hơn.
Theo bác sĩ Thức, bệnh viện thuộc tầng 4 - là tuyến cuối trong điều trị Covid-19 tại TP HCM, mục tiêu chỉ điều trị bệnh nhân thở máy, chạy ECMO. Tuy nhiên, nếu chỉ thụ động chờ bệnh nhân thở máy, 💧ECMO đưa tới, hoạt động điều trị có thể thất bại. "Rất dễ vỡ trận nếu không đánh chặn tầng tầng lớp lớp từ 🌠xa, điều phối nhận bệnh thích hợp", ông nói.
Để làm được những điều này, theo ཧbác sĩ Thức, đòi hỏi sự cố gắng rất nhiều của các 💙y bác sĩ.
"Muốn bệnh nhân sướng thì bác sĩ phải khổ. Bước vào trận chiến này, mọi n🌠gười đều sẵn sàng tinh thần khổ cỡ nào cũng được, dốc sức làm việc không kể ngày đêm, miễn bệnh nhân hồi phục k♛hoẻ mạnh", ông cho biết.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 hình thành từ việc chuyển đổi công năng thần tốc từ Bệnh viện Ung bướಌu cơ sở 2, hôm 13/7. Nơi này sẽ có 1.000 giường hồi sức tích cực (ICU) điều trị những bệnh nhân n🐲ặng, nguy kịch, góp phần lớn trong việc thực hiện chiến lược "hạn chế bệnh nhân tử vong" của TP HCM.
Những ngày qua, Bộ Y tế cùng UBND TP HCM đã huy động rất nhiều nhân lực và trang thiết bị y tế về đây, dần hoàn thiện bệnh viện điều trị Covid-19 hiện đại nhất cả nước. Một số nhà hảo tâm, doanh nghiệp cũng tài trợ bệnh viện trong nhiều hoạt động. Lực lượng thanh ni🔯ên xung phong cũng được điều về làm nhiệm vụ hỗ trợ nhân viên bệnh viện, tăng cường thêm các đội về hậu cần như nhân viên vệ sinh, xử lý rác thải...
TP HCM đã thông qua cơ chế mua sắm máy móc điều trị nhanh nhất. Bộ Y tế cũng cho phép bệnh viện được áp dụng cơ🧜 chế điều hành của một bệnh viện trung ương hạng đặc biệt. Giám đốc bệnh viện được quyền xuất cấp kho trang thiết bị, vật tư tiêu hao dã chiến mà không cần xin ý kiến của Bộ.
"Hiệnཧ, công việc chuyên môn trôi chảy, các vấn đề khác cũng tương đối thuận lợi hơn. Mọi người đang tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn với nh♉ững gì mình đang có ở mức tối đa", bác sĩ Thức nói.
Nhận trọng trách Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19 chỉ vài ngày trước kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Tri Thức xin vắng họp để tập trung nhiệm vụ ꦰchống dịch. Ông cho biết rất bất ngờ nhưng cũng vinh hạnh vì được lãnh đạo TP HCM, lãnh đạo Bộ Y tế tin tưởng. "Lực lượng Chợ Rẫy đang chi viện c💎hống dịch nhiều nơi, y bác sĩ cũng phải nỗ lực không để thủng sân nhà vì bên cạnh bệnh nhân Covid còn rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh nặng khác ở các tỉnh chuyển về Chợ Rẫy", bác sĩ Thức nói.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 đang điều trị 300 ca, trong đó 70 bệnh nhân nguy kịch, 3 trường hợp can thiệp ECMO. Nơi này đang khẩn trương nâng công suất điều trị lên 500 bệnh nhân. Hơn 500 y bác sĩ từ Bệnh viện Chợ Rẫy, Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Thống Nhất và từ nhiều tỉnh thành đang tham gia điều trị. Khi bệnh v✤iện hoạt động𒁏 hết công suất, dự kiến cần hơn 2.000 nhân viên.
"Với sự nỗ lực đồng lòng của tất cả mọi người, cuộc chiến này sẽ thành c🍸ông", bác sĩ Thức nói.