Nắng nóng như thiêu đốtও ở Nam Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, khiến smartphone cũng gặp vấn đề liên quan đến quá nhiệt, đặc biệt khi dùng ngoài trời. Theo các chuyên gia, nhiệt độ cao kéo dài có thể gây trục trặc và treo máy, làm hao pin giảm tuổi thọ thiết bị, thậm chí cháy nổ.
♌Trong phần hướng dẫn sử dụng, hầu hết nhà sản xuất điện thoại khuyến cáo không nên dùng smartphone dưới điều kiện nắng nóng. Màn hình sẽ tăng sáng để có thể hiển thị tốt hơn, dẫn đến tiêu tốn năng lượng, gây hiện tượng nóng máy. Tương tự, game có đồ họa mạnh yêu cầu bộ vi xử lý phải hoạt động nhiều hơn, từ đó khiến điện thoại bị quá tải. Vấn đề hấp thụ nhiệt, tản nhiệt ngoài trời nắng cũng khiến smartphone nóng bất thường.
Theo Jon-Erik Hylle, Giám đốc dự án tại iFixit, nguyên tắc đầu tiên khi dùng điện thoại ngoài trời là không để ánh nắng chiếu vào thiết bị.
Tiếp đến là hạn chế sử dụng camera🎀 để quay phim, chụp hình. Theo lý giải của chuyên gia, việc dùng ống kính máy ảnh buộc thiết bị phải xử lý nhiều bộ phận cùng lúc, cả phần cứng lẫn phần mềm nên sẽ khiến smartphone nhanh chóng bị nóng.
Khi ở ngoài trời nắng, người dùng cũng không nên dùng điện thoại làm điểm phát sóng di dộng𒁃. Tính năng này khiến máy hoạt động liên tục trong cường độ cao để thu và phát sóng nên sẽ nhanh quá nhiệt.
Đặc biệt, nên tháo ốp lưng♛. Phụ kiện này không chỉ ngăn việc tản nhiệt mà còn khiến máy bị nóng hơn bình thường khi giữ lại lượng nhiệt lớn trong thời gian dài.
Trong phần hướng dẫn sử dụng, các hãng smartphone cũng khuyến cáo người dùng chuyển sang chế độ "Tiết kiệm pin"ꩵ hoặc "Tiết kiệm năng lượng", tùy cách gọi của mỗi nhà sản xuất. Chế độ này giúp máy kéo dài thời gian hoạt động, đồng thời hạn chế những tính năng, kết nối không cần thiết. Smartphone sẽ không phải xử lý nhiều tác vụ cùng lúc, từ đó ngăn hiện tượng quá nhiệt.
Cuối cùng, nếu đã thử những cách trên nhưng điện thoại vẫn nóng, người dùng nên tắt điện thoại🌟, cất vào nơi mát nhất có thể và chỉ mở khi thực sự có nhu cầu.
Khương Nha