Phương án 🐲trên được thực hiện bắt đầu từ ngày 1/5 trong bối cảnh 89 người đã bị sát hại trong thành phố Baltimore từ đ🤪ầu năm tới nay, chỉ ít hơn ba người so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2014-2019, mỗi năm tại đây xảy ra hơn 300 vụ án mạng, trong đó năm 2019 tới 348 vụ, cao nhất cả nước theo bình quân đầu người.
Theo cảnh sát, trong 6 tháng tới, tối đa ba chiếc máy bay được gắn camer⭕a góc rộng sẽ b🌜ay trên bầu trời Baltimore nhằm ghi lại 90% chuyển động trong thành phố vào ban ngày. Camera sẽ coi mỗi người và phương tiện là một điểm ảnh để vẽ ra đường đi của những đối tượng này.
Với hệ thống giám sát không trung, chuyên viên phân tích có thể phóng to hình ảnh toàn thành phố, tua băng ghi hình để xác định quỹ đạo di chuyển của nghi phạm và nhân chứng, từ đó giúp tìm được vị trí của ngư𓄧ời đã đi qua hiện trường vụ án chỉ trong vài giờ. Hệ thống mới có vai trò bổ sung cho những công cụ mà cảnh sát đã và đang dùng để phá án như camera giám sát trên mặt đất, máy đọc biển số và thiết bị phát hiện tiếng súng nổ.
Michael Harrison, cảnh sát trưởng thành phố Baltimore, cam kết sẽ chỉ sử dụng hệ thống mới để điều tra ꦺán mạng, các vụ nổ súng không có thương vong, cướp có vũ trang. Ông lạc quan với dự án dù có hiệu quả hay không vì chưa nơi nào t💛ại Mỹ thực hiện việc này.
Lo ngại về quyền riêng tư, Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU)ﷺ chi nhánh bang Mary♛land từng yêu cầu tòa án ngăn chặn chương trình thí điểm trên. Tổ chức phi lợi nhuận này lập luận việc giám sát không trung liên tục sẽ xâm phạm vào quyền riêng tư khi đi lại, dẫn tới các cuộc khám xét vô căn cứ, và có thể được ví như "cảnh sát theo bước mọi công dân" mỗi khi họ rời nhà.
Yêu cầu của ACLU đã bị tòa án liên bang bác bỏ vì ♌những công nghệ gi🀅ám sát khác với mức độ can thiệp sâu hơn cũng được chấp nhận là hợp hiến. ACLU cho biết sẽ kháng cáo.
Quốc Đạt (Theo Time, Patch)