Sáng 4/11, hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 được tổ chức trực tuyế🎃n với 63 đoàn đại biểu.
Năm 2022, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát bốn chuyên đề, gồm: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021; Công tác quy hoạch kể t꧃ừ khi ♎Luật Quy hoạch có hiệu lực; Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021; Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu giám sát phải có hiệu qu🧜ả và hiệu lực, làm đến nơi đến chốn, theo tận cùng vấn đề. Phương pháp giám sát từ tổng thể đến chi tiết, huy động tổng lực 🍷cơ quan chức năng.
"Phải có bằng chứng cụ thể, đưa ra kiến nghị, đề xuấ🎃t sắc sảo và theo dõi việc tổ chức thực hiện. Thông qua hoạt động giám sát phải xác định được trách nhiệm giải trình của các tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Như vậy mới hy vọng tạo được chuyển biến căn bản trong lĩnh vực được giám sát, đáp ứng yêu cầu của nhân dân", ông Huệ nói.
Theo lãnh đạo Quốc hội, chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 rất rộng, 🐻phạm vi giám sát từ sử dụng đất đai, tài nguyên đến biên chế tổ chức... Hàng năm, Kiểm toán Nhà nước đều làm việc này, nhưng khi giám sát thì Kiểm toán Nhà nước được giao tổng kết, đánh giá 5 năm bên cạnh chuyên đề kiểm toán năm 2022.
Nhấn mạnh thất thoát, lãng phí đôi khi còn lớn🌠 hơn cả tham nhũng, ông Huệ cho biết lần này Quốc hội yêu cầu kiểm toán nguồn lực cho chống dịch Covid-19, qua đó làm rõ vấn đề dư luận quan tâm. Nếu phát hiện sai phạm thì cơ quan giám sát sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng chứ không chỉ nêu ý kiến. Do đó, cán bộ tham gia "phải có bản lĩnh, làm đến nơi đến chốn để phát triển đất nước chứ không có mục tiêu nào khác".
Theo kế hoạch giám sát chi tiế🦂t, chuyên đề này do Phó chủ tị🐬ch Quốc hội Trần Quang Phương làm trưởng đoàn, sẽ giám sát Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; TAND tối cao, VKSND tối cao; Kiểm toán nhà nước; HĐND, UBND các tỉnh, thành; doanh nghiệp nhà nước...
Nội dung giám sát là việc ban hành, thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên phạm vi cả nước trong khu vực công. Về quản lý tài sản nhà nước, đoàn sẽ tập trung giám sát việc quản lý, sử dụng, sắp xếp lại nhà, đất công vụ, trụ sở làm vi꧅ệc; việc quản lý, sử dụng tài sản gắn liền với đất và chuyển đổi quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất; mua sắm, quản lý, sử dụng máy móc, phương tiện đi lại, đầu tư trang thiết bị; quản lý, khai thác, sử dụng tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước...
Thời gian 𒉰giám sát từ 1/1/2016 đến 31/12/2021 và thời kỳ trước, sau có liên quan.