Chỉ ít ngày trước khi Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra tại Myanmar, tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng với sự kiện Trung Quốc hạ giàn khoan HD-981, xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trong khi đó, cảnh sát Phili🤡ppines bắt giữ 11 thuyền viên trên một tàu cá Trung Quốc🥂 ở gần bãi đá Trăng Khuyết thuộc quần đảo Trường Sa.
Giới phân tích nhận định rằng hai sự kiện cho thấy diễn biến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang 🗹phát triển theo chiều hướng phức tạp hơn trước và nguy cơ xung đột tăng cao.
Chuyê༒n gia Ian Storey thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore cho rằng các sự kiện trong tuần qua khiến Biển Đông trở thành nghị trình quan trọng hàng đầu trong hội nghị sắp tới, đồng thời sẽ hé lộ những bất đồng giữa các nước ASEAN trên vấn đề này.
Hiện có bốn quốc gia ASEAN tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Các thành viên của khối này cũng từng có phản ứng hoàn toàn khác nhau trước yêu sách chủ quyền ngày càng quyết l꧋iệt của Bắc Kinh.
Việt Nam và Philippines được dự đoán sẽ có động thái tích cực nhất tại hội nghị lần này. Trong cuộc họp báo quốc tế ngày 7/5, ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, cho biết "Việt Nam kiên định sử dụng mọi biện pháp hòa bình, không loại trừ biện pháp nà𒊎o".
Tờ Wall Street Journal dẫn lời người phát ngôn bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho hay Tổng thống Benigno Aquino dự định hối thúc các bên tăng tốc tiến trình đàm phán bộ Quy 🌼tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Ông Jose cũng🌳 nhấn mạnh chính phủ Philippines hy vọng ASEAN biểu đạt mối quan ngại sâu sắc trước tình hình Biển Đông gần đây, đồng thời tái khẳng định quyết tâm bảo vệ luật pháp của khối.
Tuy nhiên, các nhà phân tích chiến lược cho rằng hội nghị cấp cao lần này khó có thể đạt được kết quả thực chất trên vấn đề Biển Đông. "Hội nghị sẽ không đạt được tiến triển quan trọ♕ng nào. Quá trình đàm phán đạt được COC sẽ kéo dài, có thể mất nhiều năm", chuyên gia Storey nhận định.
Nguy cơ bất đồng nội khối
Cùng với tranh c🦩hấp không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, Trung Quốc đang vận dụng chiến lược kép với ASEAN. Bắc Kinh một mặt tỏ thái độ muốn hiệp thương, đàm phán, mặt khác lại lợi dụng những bất đồng trongꦏ nội bộ khối để tránh đối mặt với quá nhiều áp lực.
"Trong 10 thành viên ASEAN chỉ có bốn nước tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Các nước khác chưa chắc vì thế mà có những phát ℱngôn bất lợi với Trung Quốc", ông Ngô Sĩ Tồn, viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, nhận định.
Giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa một số t🌳hành viên và Trung Quốc luôn là vấn đề khiến ASEAN đau đầu, bởi Bắc Kinh là đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự kiện điều giàn khoan HD-981 là việc nghiêm trọng, cho thấy tham vọng tăng cường ảnh hưởng của nước này lên khu vực.
"Bắc Kinh đang tiến một bước lớn trong ♑việc yêu sách chủ꧂ quyền của họ, từ đó thách thức quyết tâm của các nước Đông Nam Á và cả Mỹ", chuyên gia Christopher Len thuộc Viện nghiến cứu Năng lượng, đại học Quốc gia Singapore, cho biết.
Trên vấn đề tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc muốn giải quyết với từng quốc gia cụ thể một,⛄ trong khi các nước liên quan và Mỹ lại hy vọng đàm phán theo cơ chế đa phương.
Một trở ngại lớn khác là các quyết định của ASEAN phải được thông qua trên cơ sở hiệp thương, thống nhất, vì vậy các nước liên quan rất khó để thuyết phục cả khối có một thái độ chung mạnh mẽ trư𝄹ớc Trung Quốc, đặc biệt là với các nước có quan hệ thương mại mật thiết với Bắc Kinh.
Chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer cho rằng ASEAN không muốn đối khཧáng🎐 với Trung Quốc, để tránh khả năng nước này chấm dứt các vòng đàm phán với khối, vốn mất rất nhiều thời gian để khởi động.
Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc ký kết Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), nhưng𒐪 quá trình thực thi và tiến tới hình thành bộ quy tắc cụ thể lại không đạt được ti♎ến triển thực chất sau nhiều năm đàm phán. Điều này là một trong các lý do khiến Philippines khởi kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc 💞tế, đồng thời♔ ký kết hiệp ước tăng cường an ninh mới với Mỹ. Tuy nhiên, Philippines có lợi thế là nền kinh tế tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, không lệ thuộc nhiều vào quan hệ thương mại, đầu tư với Trung Quốc.
Kịch bản ASEAN không thể ra được một thông cáo chung bởi vấn đề Biển Đông, như hai năm về trước tại h🎃ội nghị ở Phnomꦚ Penh, được cho là có thể tái diễn dù khả năng này là rất thấp.
Tạ♋i Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tháng 7/2012, lần đầu tiên trong lịch sử khối đã không thể 🐟ra được một thông cáo chung, bởi các bên tồn tại bất đồng sâu sắc.
Các chuyên gia chiến lược nhận định rằng, nước chủ nhà Myanmar sẽ không mạo hiểm tái diễn kịch bản trên, dù quốc gia này có mối liên hệ mật thiết về kinh tế và chính trị với Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Storey cho rằng cùng với tiến trì🌊nh dân chủ hóa trong vài năm trở lại đây, Myanmar đang nỗ lực mở cửa đất nước, giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc. "Myanmar có lẽ sẽ không đứng hoàn toàn về một bên n🔥ào trên vấn đề Biển Đông", ông nói.
"Tuyên bố kết thúc của hội nghị lần này có lẽ cũng sẽ giống như những năm trước. ASEAN sẽ lại kêu gọi các bên kiềm chế, tiến hành đối thoại và 💦giảm thiểu căng thẳng, nhưng sẽ không công khai chỉ trích Trung Quốc", chuyên gia Lý Giang Minh thuộc Học viện quan hệ quốc tế Rajaratnam, dự đoán.
Đức Dương