Anh Nguyễn Hữu Luyện. Ảnh: Gia Đình và Xã Hội. |
Dứt bỏ vòng tay mê muội của ả phù dung, anh làm lại cuộc đời và trở thành Trạm t🐽rưởng trạm cai nghiện củ💞a một phường...
Bước chân lầm lạc
Ở Thái Nguyên, nhiều người biết đến Nguyễn Hữu Luyện, không chỉ vì từng “làm mưa làm gió” khắp các bãi vàng, mà còn vì anh đã dám giã từ kiếp sống đại ca, giã từ ma túy để quay về๊ nẻo thiện.
Sinh năm 1962, anh được gia đình cho ăn họ꧟c chu đáo. Học xong phổ thông, anh lên đường nhập ng🙈ũ, tham gia chiến dịch biên giới phía bắc. Xuất ngũ, về quê anh lấy vợ và nung nấu trong đầu nhiều ý định làm giàu. Nhưng chính lúc đó, anh bị “cơn lốc vàng” cuốn đi.
Anh khăn gói vào rừng để biến giấc mộng giàu sang của mình thành sự thật. Nơi đầu tiên anh đến là bãi vàng Bản Ná, “miền đất hứa” 🍒của dân tứ chiếng bởi bất kỳ hốc đất, kẽ đá nào cũng hứa hẹn ràn rạt vàng ròng. Nơi đó, toàn những hảo hán giang hồ, thậm chí là chốn nương thân của những kẻ lẩn trốn sự truy lùng của cơ quan pháp luật.
Ở chốn nhiễu nhương ấy, nhờ bản lĩnh đã được thử lửa nhiều lần, anh ngoi lên làm chủ bưởng, lúc nào cũng có đến trên ba chục quân lực lưỡ🅠ng, đào bới như tằm ăn rỗi. Vận may mỉm cười, lần đầu tiên về thăm nhà, quà cho vợ là cả một... tay nải vàng nặng trĩu.
Thế nhưng, ở bãi vàng, dường như có một lối mòn mà ai cũng phải lụy vào. Lối mòn ấy được phủ đầy những vòng khói hư ảo của ma túy. Luôn tự hào rằng mình có thừa ý🍸 chí, nên cứ nghĩ chân co chân duỗi nằm bàn đèn cùng bạn bè cho vui, ai ngờ anh nghiện.
Năm 1996, khi tất cả bãi🀅 vàng bị cấm, anh về trong tình trạng thân tàn ma dại. Người thân xúm vào nhưng bao nhiêu lần gắng sức giúp anh đoạn tuyệt với ma túy là bấy nhiêu lần gia đình phải sống trong tận cùng tuyệt vọng, khổ đau. Những lời thề thốt của anh đã nhàm chán, không còn trọng lượng.
Giã từ mê muội
Vòng xoáy của ma túy đã cuốn phăng tất cả những thứ mà anh đã tạo lập được. Đứa con gái cả xấu hổ với bạn bè vì bố nghiện🌃 nên bỏ học. Tài sản của cả gia đình chỉ còn mỗi chiếc nồi nhôm dúm dó. Nỗ💟i khốn đốn ấy khiến anh dằn vặt, cắn rứt lương tâm.
Thế rồi, một buổi trưa, sau một bữa thuốc no, anh chân thấp chân cao thất thểu về nhà. Giờ anh vẫn bảo, đó là một buổi trưa định mệnh mà từng khoảnh khắc anh không thể nào quên. Trưa ấy, vợ con anh nằm ngủ trên chiếc giường xiêu vẹo, ọp ẹp. Anh ngồi thừ ra ghế quan sát, vợ thì tiều tụy gầy mòn, con thì nhem nhuốc, xác xơ. Sự khổ hạnh đã cướp mất vẻ ngây thơ vốn có trên ಌgưജơng mặt con.
Đôi mắt đờ đẫn của anh dừng lại lâu hơn ở đứa con trai mới sinh. Hơn một tuổi mà tóp teo, chân tay gầy nhẳng chẳng khác nào que củi. Sau này con trai anh sẽ như thế nào, nó làm rạng danh gia đình hay🦩 lại lầm đường, lạc bước như anh. Vừa phê thuốc xong, anh thấy mình như đang lên cơn vật thuốc. Dừng lại thôi trước khi quá muộn. Suy nghĩ ấy khiến anh bừng tỉnh.
Anh đến bên giường lay vợ dậy. “Đấy, anh xem trong nhà còn thứ gì thì bán nốt đi mà hút với hít! Tôi và các con anh sắp chết đói rồi đây này!”. Câu cằn nhằn chua chát ấy của vợ mജọi khi sẽ khiến anh tức giận. Nhưng, hôm nay thì trái lại൲. Nó như ngàn mũi kim châm khiến ruột gan anh đau nhói.
“Mình ơi! Tôi sẽ xin đi cai nghiện!”, nghe anh bảo vậy, vợ anh chẳng nói gì thêm, chỉ khe khẽ thở dài. Anh biết, chị đã 𝓡hết tin anh. Ngay trưa đó, anh lấy giấy bút làm đơn xin vào trung tâm cai nghiện của tỉnh. Sáng hôm sau anh đi thật. Đấy là một ngày đầu năm 1999, và đó là lần đi cai cuối cùng...
6 tháng ở trung tâm, anh đã hoàn toàn từ bỏ ma túy. Nhưng 🅘đó cũng chỉ là những bước đi đầu tiên trong chặng đường trở lại “làm người” đầy chông gai, khổ ải.
Ra khỏi trung tâm, anh về thẳng nhà và ở tịt trong nhà suốt mấy tháng trời. Thấy sự quyết tâm đó của anh, người thân trong gia đình đã nhìn anh bằng đôi mắt khác. Sự tin tưởng đó làm anh vững tin hơn. Sau thời gian ẩn tích ma🔯i danh ấy, biết mình đã chiến thắng... chính mình, anh mới bước chân ra khỏi cổng để tìm lại những gì mình đã mất.
Trả nợ đời
Anh chí thú cùng vợ con lo toan việc đồng áng, chăn nuôi. Cứ miệt mài vậy nên chỉ hơn🧜 năm sau, tuy chưa giàu có, nhưng anh cũng mua sắm được một số tiện nghi có giá. Điều vui nhất là cô con gái cả của anh hết mặc cảm về người cha lầm lạc, lại vui vẻ đến trường.
Bởi là vùng ven đô nên phường Túc Duyên nơi anh ở là “bến đỗ” của tệ n🍌ạn xã hội. Nặng nề nhất vẫn là ma túy. Chẳng khi nào “quân số nghiện” của phường lại dưới 100 người. Nhiều khi cao điểm lên tới 150, thậm chí 200. Đại dịch ma túy khiến xóm làng chao đảo.
Năm 2003, theoꦓ chủ trương của thành phố, phường thành lập trạm cai nghiện những mong giảm thiểu được sức tàn p🔜há của cơn cuồng phong ma túy. Để trạm hoạt động có hiệu quả thì đòi hỏi người trưởng trạm phải có uy tín, đặc biệt là... kinh nghiệm.
Tìm kiếm mãi, sau cùng lãnh đạo phường quyết c💝họn anh, người có thâm niên đúng 10 năm ôm 🌠ấp bàn đèn. Cảm thông, thấu hiểu nỗi khốn khổ của những gia đình có con, em không may dính vào ma túy, anh đã vui vẻ nhận lời.
Do chật hẹp nên mỗi đợt cai, trạm chỉ tiếp nhận 5-7 người nghiện. Anh Luyện bảo, dính vào ma túy thì có cả trăm ngàn lý do khác nhau, nꦗhưng đã ngập sâu rồi thì ai cũng có một nỗi khổ như nhau. Ấy là nỗi khổ bị gia đình, xã hội xa lánh, khinh rẻ. Chính thế, với những kinh nghiệm của mình, khi đón người nghiện lên trạm, anh thường xuyên động viên để khơi gợi nghị lực, lòng tự trọng của mỗi người.
Thường mỗi đợt🔯 cai kéo dài 2 tháng, “ông trưởng trạm” phải túc trực suốt ngày đêm bởi có vậy thì người nghiện mới có thể hoàn toàn tránh xa được ma🔯 túy. Nhờ sự tận tâm ấy mà mấy năm qua, phường Túc Duyên có 70 người nghiện được cai, trong số đó rất nhiều trường hợp rời xa quãng đời lầm lạc.
(Theo Gia Đình và Xã Hội)