Hoài Võ Kiều An là một trong 5 học sinh THPT Việt Nam được học bổng Thủ lĩnh Thanh niên Đông Nam Á (SEAYLP) của Phái đoàn ngoại giao Mỹ năm 2024. Nữ sinh sẽ tới Mỹ🦹 trong 3 tuần, tham gia hoạt động nhóm, hội thảo, tham quan thực tế và sống cùng các gia đình Mỹ vào tháng 4 tới.
"Em không tin vào mắt mình", An, lớp 11B7, trường THPT Phú Quố💫c, kể khoảnh khắc nhận được mail báo đỗ học bổng, hôm 30/1.
An cho hay biết thông tin học bổng SEAYLP khi hạ♎n nộp hồ sơ chỉ còn khoảng một tuần. Vẫn còn đà khi vừa ứng tuyển hai học bổng ngắn hạn khác, An quyết định "chạy nước rút" cho SEAYLP.
Hồ sơ xin học bổng gồm 8 bài luận ngắn, mỗi bài khoảng 200-250ಞ từ, trả lời tại sao chư🤡ơng trình này quan trọng; ứng viên là một người lãnh đạo hiệu quả như thế nào; hứng thú với môn học nào ở trường hay mô tả hoạt động ngoại khóa đã tham gia...
"Em꧒ dành toàn bộ thời gian để viết luận. Ăn cơm xong là viết, thức đến 23-0h, vài hôm ꧙sát ngày nộp em đến 1-2h mới ngủ", An kể.
Do thời gian không nhiều, An tự nghĩ ý tưởng, lên dàn ý, viết rồ෴i đọc và chỉnh sửa, thay vì nhờ người khác góp ý. Bài luận giới hạn độ dài nên để cô đọng, nữ sinh cân nhắc từng từ, sao choꦍ đúng ý.
Trong các đề bài, An thấy khó nhất câu hỏi: "Trong chương trình trao đổi, mỗi người tham gia là đại diện cho quốc gia đó. Em có những gì mà em tự tin làm tròn trách nhiệm này?". An xác định từ khóa "đại diện, "trách nhiệm" rồi tìm kiếm thông tin, đặt mình vào vị trí người tham gia. Nữ sinh đã kể về trải nghiệm làm tình nguꦅyện viên ở các trường tiểu học và trung học để truyền thông về môi trường. Cô nhận ra tập trung vào giáo dục là cách tốt nhất để thay đổi một thế hệ.
Theo An, mục đích của học bổng là nâng cao năng lực lãnh đạo và phát triển bản thân, cũng như tìm hiểu những thách thức chung mà Mỹ và ASEAN đang đối mặt. 🐓Vì thế, khả năng lãnh đạo là kỹ năng được đánh giá cao ở ứng viên. Ở trường, An là chủ nhiệm câu lạc bộ tiếng Anh, thể hiện kỹ năng của thủ lĩnh để dẫn dắt bạn bè.
Nữ sinh cũng cho thấy mình phù hợp với học bổng bởi thích nghi nhanh với môi trường mới. An sinh ra ở Bình Định, sau đó về Đắk Nông sống 11-12 năm mới chuyển tới Phú Quốc. Ra đảo đúng đợt dịch Covid-19 năm 2021 nên🍒 An bị hạ𝄹n chế trong việc kết nối, giao lưu. Hết dịch, An tìm đến các điểm du lịch để trò chuyện với khách nước ngoài, cải thiện tiếng Anh và sự tự tin, nhờ đó quen với cuộc sống mới nhanh hơn.
Còn đề bài mà An thấy thú vị hơn♌ cả chỉ hỏi: "Bạn còn điều gì muốn ♍nói với chúng tôi".
"Đề bài đơn g☂iản nhưng khiến ứng viên không biết phải viết gì", An n🍌hìn nhận.
Ở bài luận này, An viết về các hoạt động ngoại khóa về bảo vệ môi trường. An quan tâm tới vấn đề này từ năm lớp 9, sau khi tham gia một lớp tập huấn về chuyển dịch năng lượng. Chương trình đề cập nhiều về rác thải nhựa và những ảnh hưởng của ෴nó. Từ đây, An tìm hiểu sâu hơn và tích cực tham gia hoạt động tình nguyện. Bản thân em cũng thay đổi lối sống khi luôn mang bình nước cá nhân, không dùng đồ dùng một lần hay ống hút nhựa...
An cũng từng tham gia dự án với nhóm công tác thanh niên về khí hậu (Youth Policy Working Group của Chương trình ph꧃át triển Liên Hợp Quốc (UNDP). Ở ban truyền thông, An đã đóng góp vào cơ sở 𒅌dữ liệu của nhóm khi chia sẻ các bài viết về Hội nghị biến đổi khí hậu COP 28 ở Dubai tháng 12/2023. Sau trải nghiệm này, em tiếp tục tham gia YNet - Mạng lưới thanh niên hành động vì khí hậu.
An giải thích là vì sống ở đảo, chứng kiến những núi rác khổng lồ không được xử lý, môi trường bị ô nhiễm nặng, em cả⭕m thấy cần phải có những đóng góp vào việc làm chậm biến đổi khí hậu và giảm rác thải nhựa.
Ngoài bài luận, hồ sơ xin học bổng còn yêu cầu ứng viên có khả năng tiế♌ng Anh tốt và đạt loại giỏi ít nhất một học kỳ ở trường phổ thông. An có ước mơ du học từ lớp 7 nên đã có sự chuẩn bị. Ngoài học ở trường, buổi tối, An học chương trình phổ 🥃thông trực tuyến Mỹ, hiện có IELTS 7.5.
Hồ sơ xin học bổng ൲của An được hoàn thiện và nộp trước giờ đóng đơn 2-3 tiếng, hôm 1🐽0/12/2023.
An được chọn vào vòng phỏng vấn trực tuyến sau 10 ngày nộp đơn. Nhờ kinh nghiệm thi IELTS Speaking,🧔 An trả lời đầy đủ, đúng trọng tâm các câu hỏi xoay quanh cá nhân, lý do chọn chương trình, kinh nghiệm lãnh đạo và dự định.🎀 Với tính cách hài hước, An xen lẫn vài câu đùa vui vẻ trong lúc nói chuyện khiến buổi phỏng vấn trở nên thoải mái.
Ba tuần diễn ra chương trình ở Mỹ trùng vào thời điểm ôn và thi cuối học kỳ II. An đã cân nhắc nhiều, trước khi viết đơn xin nhà trường được ෴thi muộn.
Thầy Nguyễn Trí Nghị, giáo viên chủ nhiệm lớp 11B7, cho biết trường đã tạo điều kiện để An tham gia chương trình và làm bài kiểm tra bổ sung saღu khi trở về. Theo thầy Nghị, An có học lực tốt, đặc biệt xuất sắc ở môn tiếng Anh, và tích cực trong hoạt động câu lạc bộ và tình nguyện về môi trường.
Từ kinh nghiệm của mình, An cho rằng khi nộp học bổng SEAYLP, ứng viên lưu ý đọc kỹ đề, hiểu câu hỏi và chú ý tới giới hạn từ. Ứng viên cũng nên chuẩn bị tâm lý, xem cuộc phỏng vấn như cuộc nói chuyện thông thườn﷽g, cố gắng bìn🍃h tĩnh để nghe kỹ câu hỏi và trả lời thành thật.
"Em sẽ tranh thủ học trước chương trình của kỳ 2 và vừa tham gia chương trình học🐻 bổng vừa ôn thi để có kết quả tốt", An nói.
Bình Minh