Đỗ Thị Trang, 23 tuổi, là cựu sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại của trường Đại học Ngoại thương. Tháng 9 năm ngoái, khi vừa tốt nghiệp, cô đỗ họcꦕ bổng 100% học phí, tương đương 16.600 USD (khoảng 400 triệu đồng) cho chương trình MBA một năm tại trường Quản lý Swiss ở Rome, Italy.
Nữ sinh cho hay cô là trường hợp hiếm hoi nhận học bổng toàn phần trực tiếp từ ban lãnh đạo trường. Trang trước đó v💙iết email xin học bổng, chia sẻ đam mê với kinh doanh nông nghiệp kèm theo bản giới thiệu về những công việc từng làm tới hiệu trư♒ởng. Hồ sơ của Trang không có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, điểm GMAT (bài thi chuẩn hóa dùng để xét tuyển sau đại học ở châu Âu và Mỹ), điểm trung bình học tập chỉ 3,2/4, vừa đạt mức giỏi.
Cơ duyên đến với Trang là nhờ cuộc gặp mặt với hiệu trưởng của trường Swiss tại chương trình khởi nghiệp trẻ toàn cầu Globa🀅l Entrepreneurship Bootcamp ở Thái Lan vào cuối năm 2022. Đây là chương trình đào tạo bốn ngày về kỹ năng lãnh đạo, kinh doanh, trong đó người học có cơ hội trao đổi với một số cố vấn kinh doanh, doanh nhân thành đạt.
Khi đó, Trang học năm thứ ba, đang là quản lý kinh doanh tại Musa Pacta, công ty khởi nghiệp với sợi chuối, ứng dụng trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu. Từ cuối năm 2022, châu Âu bắt đầu đánh thuế carbon đối với doan🐼h nghiệp, yêu cầu thông tin chi tiết về lượng khí thải carbon của sản phẩm, nguồn gốc và cách sản xuất. Trang nhìn nhận sản phẩm từ sợi chuối là một hướng khởi nghiệp tiềm năng nên tham gia chương trình này để nhận tư vấn từ chuyên gia.
Trong chương trình, Trang có cơ hội đặt câu hỏi trực tiếp với hiệu trưởng của Swiss, một thành viên ban cố vấn, về khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội và thuế carbon. Sau ꧑buổi trình bày cuối, ông đã gặp riêng cô, hỏi về hành trình khởi nghiệp, kế hoạch sau tốt nghiệp và gợi ý nữ sinh về học bổng cho khóa học MBA thực chiến tại trường.
"Mình nói chỉ muốn tập trung vào dự án hiện tại, và sẽ vừa học vừa là🔯m để bổ sung kiến thức, lấy kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực nông nghiệp", Trang nhớ lại.
Nhưng đến gần cuối năm thứ tư, Trang xin nghỉ dự án, bởi nhận thấy cần 𝕴học thêm kiến thức về mảng kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là carbon trading (mua bán phát thải carbon). Thông qua nhiều chương trình từng tham gia, cô nhận thấy lĩnh vực môi trường bền vững chưa được đào tạo nhiều tại Việt Nam, trong khi hướng đi này sẽ là một nhánh chủ chốt trong sản xuất nông nghiệp.
Nhớ lại đề xuất của vị hiệu trưởng ở Italy, Trang liền tìm kiếm thông tin về khóa học MBA tại trường Quản lý Swiss, cách thiết kế chương trình học và cuộc sống sinh viên. Trường yêu cầu tối thiểu hai năm kinh nghiệm làm việc. Vì đi làm từ năm thứ🔜 hai nên Trang đáp ứng được yêu cầu này. Cô đánh liều gửi email thẳng cho hiệu trưởng. Thông thường, quy trình của trường gồm điền đơn online trên hệ thống, đính kèm bảng điểm, CV và thư giới thiệu.
"Đây là một quyết định để thử vận may vì sau một khoảng thời gian lâu như vậy, không chắc ông ấy còn nhớ mình", Trang nói, xác định nếu không được phản hồi, cô vẫn đăng ký các khóa học tương 💃tự.
Trong thư, nữ sinh trình bày thật về điểm số không xuất sắc, kinh nghiệm còn ít, nhưng có niềm đam mê học hỏi thêm để phát triển. Chỉ chưa đầy một ngày, 🍸vị hiệu trưởng đã phả𒀰n hồi.
"Thầy nói đây là lần đầu có trường hợp xin học bổng 100% từ hiệu trưởng, nên thầy phải họp cùng ban qu♉ản trị", Trang kể. Sau đó, trường sắp xếp hai buổi phỏng vấn Trang, theo hình thức onlꦛine, trong vòng một tháng.
Trang không tập phỏng vấn thử như nhiều ứng viên khác mà chỉ nói ra những trải nghiệm và định hướng tương lạiꦯ trong lĩnh vực khởi nghiệp kinh doanh bền vững. Nữ sinh kể hành trình đến với nông nghiệp của một cô bé nông thôn, từng trải qua những tháng ngày đi cấy, chăn trâu tại Vĩnh Phúc.
Trang cũng nói lựa chọn theo đuổi lĩnh vực nông nghiệp "ngược đời" so với bạn bè giữa xu hướng về công nghệ do được truyền cảm hứng về sản xuất bền vững từ năm thứ hai. Cô từng làm việc tại một dự án sản xuất ống hút ngũ cốc, làm cốc từ sợi chuối và nhìn nhận người nông dân🦩 Việt đã tạo ra nhiều giá t♐rị, nhưng chưa được trả đúng so với công sức của họ.
"Buổi phỏng vấn giống như cuộc trò chuyện và chia sẻ về trải nghiệm cuộc sống nên mình không quá áp lực, nói những gì mình có và suy nghĩ", Trang nói, đánh giá nhà tuyển dụng sẽ muốn khai thác những câu chuyện của riêng ứng viên, không quá quan trọng về kỹ thuật trả lời nên không cần mẹo phỏng vấn. Ngoài ra, những hoạt🍒 động ngoại khóa xuyên suốt ở một lĩnh vực cũng là một điểm cộng lớn cho hồ sơ của Trang.
Sau 4 tháng nhập học, Trang cho rằng việc học MBA ở độ tuổi 23 khá bất lợi. Độ tuổi trung bình của sinh viên trong lớp là 35, nhiều người có hàng chục năm k😼inh nghiệm nên ban đầu cô bị ngợp, thườngꦇ bị tụt lại. Tuy nhiên, đây cũng là thứ khiến Trang học hỏi được nhiều hơn.
"Mình có tuổi trẻ, dễ hòa nhập và linh hoạt trong vi🅘ệc tiếp thu kiến thức. Tất nhiên, mình phải học gấp hai, gấp ba lần người khác", Trang nói.
Doãn Hùng