🍒Số liệu trên được công ty dữ liệu Nonfungible công bố ngày 10/3. Năm qua, có hơn 2,5 triệu ví điện tử nắm giữ hoặc giao dịch NFT, còn năm 2020 là 89.000. Trong cùng kỳ, số người sở hữu NFT cũng tăng từ 75.000 lên 2,3 triệu.
"NFT đã tăng trưởng theo cấp số nhân năm qua", Gauthier Zuppinger, đồng sáng lập Nonfungible, nói với CNBC.
Danh mục phổ biến nhất là NFT mang tính chất sưu tầm, chiếm 8,4 tỷ USD. Năm qua, nhiều NFT được bán với giá hàng chục triệu USD như Everydays: The First 5000 Days của nghệ sĩ Beeple giá 69 triệu USD, hay The Merge của họa sĩ Pak giá 91,8 triệu USD.
Trong khi đó, các NFT liên quan đến trò chơi, như trong Axie Infinity,ℱ đứng thứ hai, đạt doanh thu 5,2 tỷ USD. NFT về metaverse như đất ảo và các dự án tương tự cũng có tổng giá trị 514 triệu USD.
🐽Số liệu của Nonfungible về tổng giao dịch NFT năm 2021 thấp hơn mức 40 tỷ USD mà công ty phân tích blockchain Chainalysis đưa ra trước đó. Tuy nhiên, Zuppinger cho biết cách thống kê của Nonfungible khác biệt, khi dựa vào khối lượng giao dịch NFT hợp pháp, loại các giao dịch liên quan đến bot và "Wash Trading" - hình thức mà một nhà đầu tư đồng thời mua đi bán lại một tài sản để làm tăng giá ảo trên thị trường.
🌺Zuppinger dự đoán, tổng lượng giao dịch NFT sẽ không còn đạt tỷ lệ vượt trội trong nay, nhưng vẫn tăng trưởng. Hiện khối lượng NFT giao dịch mỗi tuần đạt trung bình 687 triệu USD, tăng nhẹ so với 620 triệu USD hồi cuối năm ngoái.
𝐆"Cộng đồng toàn cầu có thể đã giảm đầu cơ và mất hứng thú với NFT sưu tầm. Tuy nhiên, thị trường toàn cầu về loại hình này vẫn thực sự cao và giá trị của chúng tiếp tục tăng lên", Zuppinger nói. Ngoài ra, ông cũng cho rằng các NFT liên quan đến metaverse sẽ phổ biến khi nhiều công ty lớn bắt đầu tham gia vũ trụ ảo. Trong khi đó, các NFT mang tính chất sưu tầm sẽ giảm.
NFT (non-fungible token) là chứng nhận tài sản số dựa trên blockchain, được đánh giá minh bạch về tính chính danh và quyền sở hữu. Theo từ điển Collins, trong năm 2021, tần suất sử dụng từ khóa NFT đã tăng 11.000% so với năm trước đó và trở thành từ nổi bật của năm.
Bảo Lâm (theo CNBC)