Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8 của Chính🌞 phủ nêu rõ "Chính phủ thống nhất giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào ♕tạo là cơ quan quản lý nhà nước đối với các trường sư phạm".
Chính phủ nêu rõ, Bộ Lao động cùng với các bộ, cơ quan quản lý trực tiếp trường trung cấp, cao đẳng khẩn trương chỉ đạo thực hiện tự chủ trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp để giảm♏ nhanh can thiệp hành chính của bộ chủ quan và UBND các tỉnh; nhanh chóng hoàn thiện dự thảo nghඣị định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Trước đó vào tháng 6, Bộ Giáo dục và Đào tạo có tờ trình kiến nghị Chính phủ giao Bộ này quản lý hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học, kể cả trung cấp ng🎶hề, cao đẳng nghề đang thuộc quản lý của Bộ Lao động. Lý do Bộ Giáo dục đưa ra là có sự trùng lặp trong quản lý giữa hai bộ gây ra những bất cập, đi ngược với chủ trương cải cách hành chính và ảnh hưở♒ng đến hiệu quả đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Trước kiến nghị trên, Thứ tr♔ưởng Lao động Đào Hồng Lan cho rằng Chính phủ thấy việc quản lý dạy nghề ở cơ quan nào góp phần phát triển thị trường lao động, kinh tế xã hội của đất nước thì sẽ quyết định.
Theo lãnh đạo Bộ Lao động, dạyಞ nghề có hơn 60 năm phát triển thì 9 năm thuộc Chính phủ quản lý, 11﷽ năm thuộc Bộ Giáo dục và 42 năm thuộc Bộ Lao động. Trong thời gian Bộ Lao động quản lý, lĩnh vực này đã khôi phục và phát triển, gắn chặt với thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, gắn với giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Phương Hòa