Tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại gồm 3 tập với thứ tự là: âm-chữ, vần và tự học. Sách 🐻hưꦅớng dẫn học sinh đánh vần trên cơ sở phân tích cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt, có phân biệt rạch ròi âm với chữ, ví dụ âm /cờ/ và chữ c, k, q...
Học tiếng trước chữ viết
Trình tự dạy đánh vần của tài liệu là: phát âm - âm - ▨con chữ, tức là dạy tiếng trước dạy chữ. Đây là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục và sách giáo khoa hiện nay. Theo quan điểm của chủ biên, cách này thuận với tự nhiên l🌃à trẻ biết tiếng (phát âm) trước khi biết chữ.
Bài học đầu tiên trong tập 1 "âm-chữ", học sinh sẽ được học tách chuỗi lời nói thành từng tiếng, ví dụ "một ông sao sáng" gồm 4 tiếng: một/ông/sao/sáng. Với mỗi tiếng, sách ký tự thành một hình tròn/vuông/ngôi sao... Tiếng giống n🐲hau được đánh màu sắc giống nhau, để học sinh dễ hình dung.
Do học tiếng trước học chữ nê꧑n với trẻ bắt đầu học lớp 1, khi nhìn vào mặt chữ s🅰ẽ không biết từ đó đọc là gì. Điều này khiến phụ huynh hoang mang, thậm chí có người bức xúc đến xé sách của con vì đã quen với phương pháp truyền thống là học chữ trước rồi nhìn vào con chữ để đánh vần và nhận diện từ.
Theo sách của GS Hồ Ngọc Đại, với mỗi tiếng, các em được hướng dẫn tách thành hai phần là đầu và vần, ví dụ tiếng "ba" có phần đầu là "b" và vần là "a". Song song đó, bài học đầu giới thiệu với học sinh sáu thanh trong tiếng Việt gồm: ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và🍨 ký hiệu của các thanh này.
Ở phần âm (bài 2), Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục dạy học sinh theo khoa học của ngữ âm học. Sách hướng dẫn cách phân biệt nguyên âm với phụ âm; trong vần có âm c🧸hính, âm đệm và âm cuối.
Khi được học về âm đọc tròn môi (o, ô, u) và không tròn môi (a, e, ê, i/y, ơ, ư), học sinh sẽ được giới thiệu quy tắc ghép âm để tạo thành âm/vần mới. Ví dụ, ghép âm /a/ không tròn mౠôi với âm /o/ tròn môi sẽ cho ra âm /oa/, hoặc vần "an" làm tròn môi bằng cách ghép với âm /o/ sẽ tạo thành vần "oan".
Ghi âm /cờ/ đứng trước âm đệm bằn🎉g chữ ༺q; ghi âm /i/ đứng sau âm đệm bằng chữ y; dấu thanh đặt ở âm chính"... là một số luật chính tả được nêu trong Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, buộc học sinh phải ghi nhớ và làm theo.
Chữ C/K/Q đều đọc là /cờ/
Có hai điểm khác biệt cơ bản trong cách phát âm chữ cái giữa tài liệu Tiếng Việt Công nghệ giáo dục với sách giáo khoa đại trà. Khác biệt đầu tiên là cách đọc ba chữ 🌱cái c, k, q đều là /cờ/ ꦡtrong khi sách đại trà có cách phát âm lần lượt là /cờ/, /ca/ và /quy/.
Khác biệt thứ hai nằm ở các nguyên âm đôi. Trong sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục, có ba nguyên âm đôi là iê (đọc là /ia/) và có 💎4 cách viết là ia, ya, iê, yê. Trong khi sách giáoꦯ khoa đại trà chữ ia/ya, iê/yê phát âm lần lượt là /i-a/ và /i-ê/.
Nguyên âm đôi uô đọc là /ua/ có hai cách viết là ua và uô; trong khi trong sách phổ thông "ua" và "uô" cách đọc khác nhau. Nguyên âm ươ cũng có hai cách viết là ưa và ươ, đề🐬u đọc là /ưa/; khác với sách giáo khoa đại trà ươ sẽ đọc là 'ư-ơ/.
Với phát âm khác biệt này nên cách đánh vần trong Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục cũng khác. Từ "ke" sẽ được đáಌnh vần là "cờ▨ - e - ke" thay vì là "ca - e - ke" theo sách đại trà. Vần "uôn" sẽ được đánh vần là "ua - n - uôn" thay vì là "u-ô - n - uôn" như sách đại trà.
Trước đó, một video cô giáo hướng dẫn cách phát âm chữ cái c/k/q đều đọc là /cờ/, đánh vần chữ "qua" là "cờ-ua-coa"... gây xôn xao dư luận vì khác phương pháp được dạy đại trà cho học sinh lâu nay. Cách đánh vần đó được dùng theo cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục do giáo sư Hồ Ngọc Đại l💜àm chủ biên và Bộ Giáo dục thông qua, cho phát hà💯nh.
Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định cuốn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục - PGS Bùi Mạnh Hùng cho biết, tài liệu phần nào gây tra𒊎nh cãi và còn có ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phương pháp dạy đánh vần trong đó đã giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kỹ năng đọc thành tiếng và viết đúng chính tả.
Đây không phải là ch⭕ương trình riêng mà là tài liệu dạy học của chủ biên GS Hồ Ngọc Đại, được nhiều địa phương tự nguyệnꦯ áp dụng. Nó không có trong nội dung chương trình Tiếng Việt năm 2000 (chương trình hiện hành) được áp dụng đại trà và không có trong chương trình giáo dục phổ thông mới.