Hunter Clarke-Fields, chuyên gia về nuôi dạy con ở Mỹ, người mở nhiều khóa học về cách nuôi dạy con, đã chia sẻ những lỗi phụ huynh thường gặp.
Khi muốn con tuân theo một mệnh lệnh và nỗ lực trong việc giao🍃 tiếp với con thất bại, nhiều phụ huynh thường giậm chân thật mạnh, tỏ ra nghiêm khắc để ép con thực thi. Kết quả là 🦂phụ huyunh đã đạt được mong muốn.
Tuy nhiên, họ không thấy mình đang nuôi dạy con một cách độc đoán. Điều này xuất phát từ niềm tin để phát triển đúng cách, trẻ em cần bị trừng phạt vì hành vi xấu và khen thưởng nếu có hành vi tốt. Đây là phương pháp 🦹dạy con quen thuộc và hợp lý với hầu hết phụ huynh, nhưng những người theo phương pháp này có thể phải trả giá đắt cho sự vâng lời của con.
Tại sao trừng phạt lại gây hại nhiều hơn?
Sau nhiều năm nghiê🗹n cứu tâm lý trong việc nu⛦ôi dạy con và qua kinh nghiệm làm mẹ của chính mình, tôi khẳng định hình phạt không có tác dụng.
Theo Alan Kazdin, Giám đốc Trung tâm nuôi dạy con cái Yale, dù hình phạt có thể khiến phụ huynh cảm thấy t🧜ốt hơn, nó sẽ không thể làm thay đổi hành vi, thái độ của trẻ. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đồng tình với quan điểm này. Hình phạt có thể đem lại những điều phản tác dụng sau:
- Gây oán giận: Tr𝐆ừng phạt chỉ giúp bạn ép con làm một việc gì đó trong thời gian ngắn. Về lâu dài, điều đó có thể khiến con bạn ít hợp tác vì đã h✤ọc được cách phẫn nộ với bạn. Nói cách khác, nó làm rạn vỡ dần sự kết nối vốn rất chặt chẽ giữa con và bạn.
- Gây tổn thương tâm lý: Nhiều nghiên cứu chỉ ra những đứa trẻ bị bố mẹ tr🌠ừng phạt về ജthể xác nhiều khả năng có thái độ thù địch và hành xử hung hăng trong các tương tác xã hội. Trong khi đó, kỷ luật bằng lời nói, ví dụ la hét, làm tăng nguy cơ con có hành vi sai trái khi ở trường, nói dối cha mẹ, ăn cắp và đánh nhau.
- Khuyến khích hành vi tự cho mình là trung tâm: Trừng phạt dạy trẻ tập trung vào hậu quả phải gánh chịu hơn là nghĩ về ảnh hưởng các hành vi của chúng gây cho người khác. Điều này ngăn cản trẻ phát triển trí thông minh cảm xúc t🐓hiết yếu như sự đồng cảm và nhận thức xã hội.
- Khuyến khích sự không trung thực: Khi những đứa trẻ được khuyến khích để tránh bị trừng phạt, chúಌng có thể không trung thực để tránh gặp rắc rối. Ví dụ, chúng bắt nạt bạn ở trư𒁃ờng, bị cô giáo phạt nhưng khi bố mẹ hỏi thì giấu đi. Trên thực tế, các nhà tâm lý học đã phát hiện ra nỗi sợ trừng phạt có thể biến những đứa trẻ thành những kẻ nói dối tốt hơn.
- Ngăn chặn sự phát triển đạo đức: Một trong những vấn đề lớn nhất với hình phạt là không dạy trẻ làm những điều đúng đắn. Chẳng hạn, một đứa trẻ có thể cố gắng bắt chước một loại hành vi🎶 thống trị và sử dụng sức mạnh của chúng đối với những người dễ bị tổn thương hơn. Kết quả là chúng không học được cách suy nghĩ về nhu cầu của bản thân, của người khác hoặc cách để những nhu cầu đó được đáp ứng với sự công bằng và tôn trọng.
Làm thế nào để nuôi dạy con mà không trừng phạt?
Chìa khóa là giao tiếp và giúp con hiểu tại ♏sao hành vi của chúng không được chấp nhận. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc cẩn thận những từ sẽ sử dụng.
Ví dụ, con để đồ chơi bừa bãi trên sàn nhà sau khi chơi. Bạn muốn c🌌on tự dọn dẹp nó. Dưới đây là ꦯnhững câu bạn không nên nói:
- "Hãy dọn những thứ này ngay. Mẹ không muốn con để lại một mớ hỗn độn như này thêm một lần nào nữa".
Khi con suốt ಌngày bị ra lệnh, chúng có khả năng chống lại mệnh lệnh đó. Hãy tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu phải nhận những mệnh lệnh mỗ🅰i ngày.
- "Nếu không dọn những thứ này đi ngay lập tức, mẹ sẽ cắt giảm thời gian ngồi máy tính của con".
Vꩵiệc đe dọa gây ra sự kháng cự tương tự như khi bạn đưa ra một mệnh lệnh. Nó có thể làm cho trẻ cảm thấy bị ép buộc và thao túng. Mặc dù sự đe dọa có tác dụng ở thời điểm này, nó vẫn có khả năng gây ra sự phẫn nộ và khiến con ít hợp tác trong tương lai.
- "Đáng lẽ con phải làm tốt hơn chứ".
Khiển trách cho thấy sự thất vọng của bạn và nó dễ dàng khiến trẻ c💖ảm thấy tội lỗi, không được yêu thương và bị từ chối. Thậm chí tệ hơn, nó ngăn bạn phát triển những mối quan hệ tích cực với con.
Thay vì những câu nói như trên, hãy mời con thực hiện các thay đổi từ trong ra ngoài. Hãy nhẹ nhàng, không biểu lộ bất kỳ dấu hiệu giận dữ nào, giải thích hành vi không thể chấp nhận được của con khiến bạn cảm thấy như thế nào. Hãy luôn bắt đầu bằng từ "Mẹ/Bố". Ví dụ, "Mẹ cảm thấy thất vọng khi nhìn thấy đống đồ chơi trên sàn".
Tiếp theo, hãy giúp con hiểu hành vi của chúng ảnh hưởng đến cả hai như thế nào: "Với tất cả món đồ chơi này, chúng ta không thể nằm xuống sàn, duỗi hai tay và hai chân", sau đó nằm xuống s♈àn với hai tay và chân dang rộng. Khi bạn làm nhẹ tâm trạng rồi thêm một chút hài hước, cảm giác bực bội, tức giận và cảm giác tội lỗi sẽ ít xảy ra hơn.
Một cuộc xung đột có thể giải quyết hòa bình khi bạn nói chuyện với lòng bao dung. Trước khi phản ứng với hành vi xấu của con, bạn có thể tự hỏi "Làm thế nào tôi chứng minh được rằng với một chút nỗ lực và hiểu biết, có nhiều cách để chúng ta giành chiến thắng"?
Cách làm tôi chỉ ra ở trên là một sự tha🅰y thế có tâm hơn cho hình phạt và mục tiêu là để huấn luyện chứ không phải kiểm soát❀.
Dương Tâm (Theo CNBC)