Ngày💝 9/10, cô giáo Nguyễn Thị Thành (30 tuổi, ở huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) gửi đơn đến trường THPT Mường Lát và Sở Giáo dục và Đào tạo xin được ra khỏi biên chế.
“Gia đình bên ngoại và chồng đều làm nghề giáo nên khi tôi đưa ra quyết định, người thân suy sụp. Bố mẹ tiếc nuối, buồn phiền và khuyên tôi suy nghĩ lại, song tôi đã quyết tâm rẽ💯 theo nghề khác”, cô Thành tâm sự.
Trong đơn thôi việc, cô Thành trình bày gần bảy năm công tác ở huyện biên giới Mường Lát là quãng thời gian cô phả✱i vượt qua nhiều khó khăn. “Gia đình cách xa trường hơn 250 km, bố mẹ ở quê đều có tuổi trong khi hai con còn thơ dại, cầ🃏n người chăm sóc, dạy dỗ. Trong khi đó đồng lương quá ít ỏi, không đủ lo cho cuộc sống gia đình", nữ giáo viên chia sẻ.
Một lý do khác khiến cô Thành rẽ sang con đường khác là hơn một năm nay cô tìm được nghề lấy thuốc Nam và dược liệu. “Mặc dù còn rất yêu nghề giáo với bao trăn trở, nhưng tôi còn yêu nghề thuốc ജnam và dược liệu hơn nhiều”, cô Thành giải thích và khẳng định sẽ quyết tâm theo nghề mới, tin là thành công.
Thầy Trần Anh Văn, Hiệu trưởng trường THPT Mường Lát cho hay, sau khi nhận đơn của cô Thành, nhà trường sẽ họp hội đồng để đưa ra quyết đ𓄧ịnh. “Trường không bất ngờ bởi một tháng trước cô đã xin nghỉ🌳 để thu xếp chuyện gia đình và có ý định thôi việc”, thầy Văn nói và cho hay sẽ tôn trọng quyết định cá nhân của nữ đồng nghiệp.
Theo hiệu trưởng, bảy năm công tác ở tổ Ngữ Văn, cô Thành được đánh giá có chuy✨ên môn tốt, học trò quý mến. Mức lương của cô khoảng 5 triệu đồn𝔍g. Dù ở huyện biên giới song trường đóng ở thị trấn nên giáo viên trường THPT Mường Lát không được hỗ trợ thêm khoản thu hút hay trợ cấp nào khác. Cô Thành phải thuê nhà ở và thuê người giúp việc trông con nhỏ vì không có người thân ở gần.
Việc cô Thành xin rời khỏi biên chế được xem là đi "ngược dòng" bởi để 🧸có được vị trí công tác đúng chuyên môn, hoặc vào biên chế ngành giáo dục Thanh Hóa rất khó. Khoảng 10 năm gần đây, tình trạng sinh viên ngành sư phạm ra trườngꦍ thất nghiệp trên địa bàn khá phổ biến.
Theo thống kê của UBND tỉnh, giai đoạn 2012-2016, Thanh Hóa có hơn 10.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng sư phạm hệ chính quy, nhưng chỉ khoảng 3.800 người tìm được việc làm đúng chuyên ngành. Hơn 6.000 sinh viên còn lại thất nghiệp hoặc làm trái nghề. Chưa kể hàng nghìn học sinh trung cấp sư phạm và sinh viên hệ đ꧒ào tạo cử tuyển, liên thông, tại chức꧋… không thể bố trí việc làm.
Hàng trăm sinh viên, thậm chí rất nhiều thạc sĩ sư phạm ở Thanh Hóa phải xin vào các nhà máy làm công nhân như giải pháp tình thế. Hai năm gần đây, do tình trạng dôi dư giáo viên, các huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Thạch Thành, Cẩm Thủy... cắt giảm biên chế, chấm dứt hợp đồng đứng lớp khiến nhiều thầy c💟ô rơi vào cảnh thất nghiệp.