Theo Lịch sử Việt Nam, thời Lê Uy Mục tuyển dũng sĩ, Mạc Đăng Dung dự thi môn đánh vật, do có sức khỏe đã trúng Đô lực sĩ xuất thân, được sung vào đội Túc vệ cầm dù theo vua. Kể từ đó, ông liên tiếp được thăng chức. Đến năm 1511, khi 29 tuổi, Mạc Đăng Dung được tiến phong làm Vũ Xuyên bá.
Để lấy uy tín với triều đình và tăng cường thế lực của mình, Mạc Đăng Dung đã từng bước loại trừ các thế lực chống đối, phái cựu thần nhà Lê sơ và các cuộc khởi nghĩa nông dân. Ông khôn khéo nhiều lần dâng sớ kể tội các quan trong triều như Cồ Khắc Xương, Trần Công Vụ, thậm chí cả quan đại thần Lê Quảng Độ, người cùng Trịnh Duy Sản lật đổ ông vua Lợn Lê Tương Dực. Vua Lê ꦺChiêu Tông luôn nghe theo s🍷ớ tâu của Mạc Đăng Dung mà xử tử các quan.
Do có công lao đánh dẹp và mưu kế trừ khử những kẻ được coi là tà thuật, phản nghịch trong triều, Mạc Đăng Dung được vua tin là người trung thực, hiểu lẽ cương thường nên càng thêm ân sủng và liên tục thăng chức. Còn Mạc Đăng Dung ngày càng được triều đình và nhꦓiều người💫 biết đến.
Năm 1521, Mạc Đăng Dung được vua Lê Chiêu Tông꧅ phong làm Nhân quốc công, tiết chế các quan thủy, bộ của 13 đạo, sau lại được phong làm Thái phó. Do nắm được binh quyền, Mạc Đăng Dung từ đấy chuyên quyền, một mình xử lý mọi việc, quyền thần không ai dám chống đối.
Đánh dẹp được các thế lực thù địch trong triều và đàn áp được nhiều cuộc khởi nghĩa, "lòng người ai cũng hướng về Mạc Đăng Dung" (Lê Quý Đôn toàn tập). Vì thế, Mạc Đăng Dꦇ♐ung càng chú tâm vào việc chiếm ngôi nhà Lê sơ.
Mạc Đăng Dung khôn khéo bố trí họ hàng thân thích, những người cùng vây cánh vào vị trí quan trọng trong triều đình và ngoài trấn. Uy thế của ông ngày càng lớn, nghi thức đi lại trong triều không khác bậc đế vương. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Mạc Đăng Dung đi bộ thì dùng lọng phಌượng dát vàng, đi thủy thì thuyền rồng dây kéo, ra vào trong cung cấm, không kiêng sợ gì".
Câu 3: Khi nhận thấy rõ sự chuyên quyền, lộng hành của Mạc Đăng Dung, vua Lê Chiêu Tông đã làm gì?