"Chúng tôi kêu gọi mọi người, không quan trọng tín ngưỡng hay thế giới quan, hãy cố lắng nghe tiếng khóc 🔴của Trái đất và🦂 những người nghèo khổ, chấp nhận những hy sinh ý nghĩa để bảo vệ Trái đất đã được Chúa ban cho", Giáo hoàng Francis, Tổng giám mục Canterbury Justin Welby và Thượng phụ Bartholomew I ra tuyên bố chung hôm 7/9.
Giá🌱o hoàng Francis cùng hai lãnh đạo Cơ đốc giáo đề nghị các tín đồ cùng cầu nguyện để các lãnh đạo thế giới có những "lựa chọn can đảm" tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu 🦄của Liên Hợp Quốc (COP26) ở Glasgow, Scotland, vào tháng 11.
Giáo hoàng Francis đứng đầu Giáo hội♕ Công giáo La Mã với 1,3 tỷ thành viên, trong khi Thượng phụ Bartholomew I là lãnh 🌱đạo tinh thần của khoảng 220 triệu thành viên Chính thống giáo trên thế giới và Tổng giám mục Welby đứng đầu Hiệp thông Anh giáo với khoảng 85 triệu tín đồ.
"Đây là lần đầu tiên ba chúng tôi cảm thấy phải cùng nhau giải quyết tính cấp thiết về sự bền vững của môi trường, tác động của nó tới tình trạng đói nghèo dai dẳng và tầm quan trọn🐻g của hợp tác toàn cầu", ba lãnh đạo Cơ đốc giáo cho biết thêm.
Giáo hoàng Francis, Thượng phụ Bartholomew I và Tổng giám mục Welby đều đồng tình rằng biến đổi khí hậuꩲ và sự nóng lên toàn cầu ít nhất có một phần tác động từ các hoạt động của con người, như sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
"Mất đa dạng sinh học, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu là những hậu quả không thể tránh do 🥀các hành động của chúng ta, vì chúng ta đã tham lam tiêu thụ nhiều tài nguyên của Trái đất hơn mức hành tinh này có thể chịu đựng", ba lãnh đạo khẳnဣg định.
Các nhà khoa học Liên minh châu Âu (EU) hôm 7/9 cho biết châu Âu đã tr🃏ải qua mùa𝓡 hè nóng nhất vào năm nay. Khu vực Siberia lạnh giá của Nga cũng trải qua thời kỳ nhiệt độ cao kỷ lục, trong khi cháy rừng chưa từng có hoành hành ở Bắc Mỹ.
Mạng lưới Hành động Khí hậu (CAN) cho b🌺iết Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc hàng năm thường thu hút đại biểu từ hơn 190 quốc gia, song COP26 nên hoãn lại vì nhiều nước vẫn chật vật đối phó Covid-19 và các quốc gia nghèo đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận vaccine.
Ngọc Ánh (Theo NBC)