Giáo hoàng Francis hôm 3/5 phát biểu từ Thư viện Vatican thay vì Quảng trường St.Peter như thường lệ do Italy đang bị phong tỏa vì Covid-19. Thư viện Vatican là thư viện cổ✨ nhất thế giới nằm 🗹trong thành Vatican.
Trong bài p♐hát biểu, Giáo hoàng Francis cảm ơn những người hoạt động trong các ngành dịch vụ thiết yếu khắp thế giới và khuyến khích hợp tác quốc tế nhằm ứng phó với khủng hoảng Covid-19, khiến hơn 3,5 triệu người nhiễm và hơn 248.000 người chết toàn cầu. Ông khẳng định bất kỳ loại vaccine Covid-19 nào cũng cần được cung cấp cho toàn thế giới, nhằm mang lại lợi ích cho cả nhân loại.
"Trên thực tế, điều quan trọng là phải hợp nhất các năng lực khoa học một cách minh bạch và vô tư để tìm ra vaccine và phương pháp điều trị", Giáo hoàng Francis nói. Ông cũng cho rằng điều qua🌳n trọng là phải "đảm bảo quyền được tiếp cận toàn cầu đối với các công nghệ thiết yếu, cho phép người nhiễm bệnh ở mọi nơi trên thế giới được điều trị y 💯tế cần thiết".
Giáo hoàng ủng hộ một đề nghị củ𒁏a Ủy ban Cấp cao về Tình huynh đệ Con người, kêu gọi các tín đồ khắp thế giới cầu nguyện và ăn chay vào ngày 14/5, cầu xin Chúa giúp nhân loại vượt qua đại dịch.
Các lãnh đạo thế giới hồi tháng 4 cam kết sẽ đẩy nhanh quá trình xét nghiệm, tìm thuốc điều trị và vacci🥀ne ngừa Covid-19, đồng thời chia sẻ chúng trên khắp thế giới. Tuy nhiên Mỹ và một số nước không tham gia vào quá trình do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng. Tổng thống Mỹ Trump cáo buộc WHO phản ứng chậm với sự bùng phát dịch bệnh và thiên vị Trung Quốc, trong khi WHO bác bỏ các cáo b𒉰uộc.
Trump ngày 3/5 cho biết ông "rất tự tin" Mỹ sẽ có vaccine ngừa nCoV trước cuối năm nay. Một quan chức cấp cao Mỹ cho hay chính quyền Trump đang lên kế hoạch tăng tốc phát triển vaccine Covid-19, với mục tiêu đạt 100 triệu liều vào cuối năm 2020. Hầu hết cá🐟c chuyên gia y tế cho rằng việc thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo vaccine an toàn và hiệu quả có thể mất tối thiểu 12-18 tháng.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 3,6 tri🍒ệu ca nhiễm nCoV, gần 250.000 người chết và hơn 1,1 triệu người đã hồi phục.
Mai Lâm (Theo Reuters)