Bộ sách do Nhà xuất bản TP HCM phát hành lần đầu năm 1999. Hồi tháng 11, thiền sư Lê Mạnh Thát ra mắt ba tập sách tái bản có bổ sung, mỗi quyển dày gần 500 trang, với các tên: Từ khởi nguyên đến thời kỳ Lý Nam Đế (544), Từ Lý Nam Đế (544) đến Lý Thái Tông (1054), Từ Lý Thánh Tông (1054) đến Trần Thánh Tông (1278).
Sư thầy Thích Tâ💛m Hiệp - đại di꧒ện tác giả - cho biết cung cấp nhiều tài liệu cho thiền sư Lê Mạnh Thát hoàn thành ba tập sách, nhờ điền dã và tìm tư liệu mới để bổ sung. Từ năm 2017 đến nay, thầy Thích Tâm Hiệp cùng tác giả đi khắp các tỉnh phía Bắc, dừng chân ở những địa điểm có gốc tích Phật giáo.
Trong số 🦩đó, họ đến núi Quỳnh Viên ở Hà Tĩnh, nơi Chử Đồng Tử - vị thánh trong truyền thuyết - đã gặp nhà sư Ấn Độ Phật Quang để sau này trở thành Phật tử đầu tiên của Việt Nam. "Chi tiết này được thầy Lê Mạnh Thát sử dụng để khẳng định núi Quỳnh Viên là địa danh có thật, không phải trong thần thoại'', thầy Thích Tâm Hiệp nói.
Thiền sư Lê Mạnh Thát cho biết thông tin trong ba tập sách gần như được ông viết mới, chỉ giữ lại một số chi tiết của bản cũ. Sau quá trình tìm hiểu, tổng h🌠ợp tư liệu, tác giả chỉ ra nhiều lý thuyết mới, giúp người đọc có cái nhìn sâu rộng hơn về lịch sử của Phật giáo Việt Nam.
Thầy Thích Tâm Hiệp cho rằng bộ sách có vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt: "Nếu không đọc lịch sử Phật giáo thì không hiểu được lịch sử dân tộc''. Ông cũng là người hỗ trợ tác giả đưa sách ra thị trường miền Bắc, để độc giả tại đây tiếp cận những kiến thức về Phật giáo mà Lê 🌺Mạnh Thát đúc rút.
Giáo sư, ti🌄ến sĩ Lê Mạnh Thát, pháp danh Thượng tọa Thích Trí Siêu, sinh năm 1944 tại Quảng Trị. Từ năm 1998 đến nay, ông là giáo sư, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam tại TP HCM. N🦩ăm 2012, ông được bầu làm thành viên Ban thường trực của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ 2012-2017.
Các tác phẩm nổi bật của ông là: Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam (ba tập), Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguồn của dân tộc ta, toàn tập Trần Thái Tông, toàn tập Trần Nhân Tông.
Minh Phương