Chính phủ chưa chốt sẽ giao quyền quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cho cơ quan nào nhưng hiện nay cả Bộ Giáo dục và Lao động đều đưa ra dự thảo nghị🐻 định xin ý kiế💫n các bộ, ngành. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, việc làm này của hai bộ là chưa cần thiết.
GS Thuyết phân tích, có ba cách để giải quyết vấn đề. Thứ nhất là giao toàn bộ công việc giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục nghề nghiệp, cho Bộ Giáo và Đào tạo quản lý. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vẫn là cơ quan chủ quản của các trường trung cấp, cao đẳng nghề vốn𒉰 trực thuộc mình. Như vậy, việc quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục không bị cắt khúc. Cách này là thượng sách.
Cách thứ hai là phân công như hiện nay: Bộ Lao động quản lý nhà nước đối với các trường trung cấp, cao đẳng trực thuộc bộ; Bộ Giáo dục quản lý nhà nước đối với các trường còn lại. "Đây là trung sách, nhưng dở hơn cách phân công quản lý hiện nay vì Luật Giáo dục nghề nghiệp đã thống nhất hai loại trường trung cấp, hai loại trường cao đẳng làm một. Nếu giữ nguyên như hiện nay thì thà đừng thông qua luật", GS Thuyết nó🐭i.
Còn cách cuối cùng là giao toàn bộ mảng giáo dục nghề nghiệp cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý. “Nhưng làm như vậy sẽ rất rối, vì nếu ⛎một trường đại học vừa đào tạo trình độ cao đẳng vừa đào tạo trình độ đại học thì mỗi trình độ sẽ do một bộ quản lý. Giao Bộ Lao động quản lý các trường trung cấp, cao đẳng sư phạm cũng không được vì trường sư phạm gắn bó với giáo dục phổ thông rất nhiều. Vì vậy, đây là hạ sách", GS Thuyết phân tích.
Từ những lập luận nói trên, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng khẳng định, giao lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp về Bộ Giáo dục và Đào tạo l𝔍à phương án khả thi nhất, đảm bảo tính hệ thống của giáo dục và không làm phát sinh thêm bộ máy quản lý.
Trước đó, ngay sau khi Luật giáo dục nghề nghiệp được Quốc hội thông qua, TS Lương Hoài Nam đã chia sẻ với VnExpress, lâu nay một phần dạy nghề đã thuộc Bộ Lao động𒊎. Phần m🐎à một số người đề xuất chuyển thêm từ Bộ Giáo dục sang Bộ Lao động thực chất là các trường cao đẳng.
"Tuy nhiên, nếu coi dạy✱ nghề phải thuộc Bộ Lao động thì các trường đại học thuộc Bộ Giáo dục dạy... cái gì, nếu không phải dạy nghề? Sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường sẽ làm gì, nếu không phải làm nghề? Làm kinh ꦓdoanh, giáo viên, bác sĩ, nhà khoa học, kỹ sư, luật sư, nhà báo, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà chính trị, nhà ngoại giao, quân nhân, cảnh sát... việc nào trong đó không phải là nghề?", TS Lương Hoài Nam đặt câu hỏi.
Theo ông Nam, nếu lấy chất lượng đào tạo cao đẳng lâu nay thấp làm lý do để chuyển các trường cao đẳng sang Bộ Lao động thì ai đảm bảo là lãnh đạo Bộ Lao động sẽ luôn luôn giỏi giang hơn lãnh đạo Bộ Giáo dục? Như ở Singapore, nơi có nền giáo dục tiến ⛎bộ và năng suất lao động xã hội cao bậc nhất thế giới, mọi t🥂hứ thuộc về giáo dục đều thuộc Bộ Giáo dục Singapore, kể cả các trường nghề với chương trình đào tạo từ vài ba tháng đến vài năm.
Trường ITE (Institute Of Technical Education) với các khoá học 1-2 năm, mỗi năm "xuất xưởng" một lượng♕ lớn lao động thạo nghề cho nền kinh tế Singapore thuộc Bộ Giáo dục. Bộ Lao động Singapore không quản ꦐtrường dạy nghề nào mà họ chỉ "đặt hàng" và sử dụng các "sản phẩm" của Bộ Giáo dục.
"Trong khi tính dạy nghề (dạy kiến thức, kỹ năng thực tiễn) ở đại học nước ta đã thấp, cần được cấp bách cải thiện, việc chia dạy nghề cho Bộ Lao động, dạy không nghề cho B♛ộ Giáo dục chắc chắn sẽ làm cho các hoạt động giáo dục ở nước ta càng cồng kềnh, kém tính liên kết, liên thông, đã rối lại càng rối, càng kém hiệu quả", ông Nam nói.
Thảo luận tại Quốc hội ở kỳ họp thứ 8 khoá 13, nhiều đại biểu cũng cho rằng cần thiết phải giao giáo dục nghề nghiệp cho Bộ Giáo dục. Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm cho rằng nếu giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý nhà nước về giáo dục ngꦚhề nghiệp sẽ đảm bảo được các yêu cầu. Thứ nhất là thống nhất một cơ quan quản lý nhà nước về gi𒊎á🧔o dục, đào tạo đối với tất cả cấp học, bậc học và các trình độ đào tạo từ bậc mầm non đến đại học và sau đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân; thống nhất hệ thống thang bảng lương và các chế độ phụ cấp trong giáo dục.
Thứ hai là đảm bảo sự thống nhất có bài bản về ch𝔉ương ꦇtrình đào tạo trong công tác liên thông, liên kết, trong quy định một số chính sách liên thông cho các bậc học trung cấp, cao đẳng lên trình độ đại học và sau đại học. Hiện nay rất nhiều trường đại học đào tạo cả hai hệ cao đẳng và đại học. Nếu giao Bộ Lao động quản lý về giáo dục nghề nghiệp, Bộ Giáo dục quản lý về giáo dục đại học khi đó 🐲một cơ sở giáo dục lại phải chịu sự quản lý và chi phối bởi 2 bộ liên quan đến nhiều tầng, nhiều nấc.
"Tôi rất băn khoăn việc sát nhập cao đẳng với cao đẳng nghề giao cho Bộ Lao động quản lý trong đó có cao đẳng sư phạm. Cao đẳng sư phạm tính chất giáo dục hết sức cao, để đào tạo ra một bộ máy, đào tạo ra người thầy mà lại là Bộ Lao động quản lý là không hợp lý. Mặt khác, hệ thốnไg giáo dục quốc dân bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệ🐷p và giáo dục đại học theo một hệ thống và quản lý rất thuận tiện. Vậy, cắt bỏ giáo dục nghề nghiệp để một bộ khác quản lý liệu có tốt không?", bà Nhiệm đặt câu hỏi.
Là một trong số ít đại biểu đồng tình giao giáo dục nghề nghiệp cho Bộ Lao động quản lý, đại biểu Cù Thị Hậu giải thích, từ năm 1998 đến nay, dạy nghề được khôi phục và có những bước phát triển vững chắc, nhất là từ năm 2007 khi Luật dạy nghề có hiệu lực thi hành, hệ thống dạy nghề đã thực hiện đổi mới khá mạnh mẽ, coi trọng dạy nghề trình độ cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, dạy nghề đã chuyển từ đào tạo cung sang đào tạo theo hướng cầu của th🧜ị trường lao động. Quy mô tuyển sinh đào tạo nghề tăng nhanh, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề...
"Giáo dục nghề nghiệp là để đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng được yêu cầu nhân lực trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, giáo dục nghề nghiệp gắn bó mật thiết vớ💙i thị trường lao động và việc làm. Do vậy, việc quy định Bộ Lao động là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp là hợp lý, phù hợp với thực tiễn phân công của Chính phủ trong những năm qua và giải quyết những hạn chế bất cập hiện nay", bà Hậu nói.
Lan Hạ