Thứ bảy, 23/11/2024
Thứ bảy, 1/1/2022, 00:56 (GMT+7)

Giao thừa của các gia đình khắp Việt Nam

Không 𓂃được ra đường tham gia các sự kiện đón năm mới, nhiều gia đình quyết định trang trí nhà cửa, cùng người thân tổ chức tiệc tấ♉t niên tại gia.

“Khá hụt hẫng vì phải ở nhà”, chị Nguyễn Nha Trang, 39 🎀tuổi, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) nói về lần đầu đón năm mới dương lịch tại nhà thay vì cùng g🔯ia đình đi du lịch như mọi năm.

Muốn con trai có ngày cuối năm trọn vẹn൩, chị Trang mua cành đào Nhật Tân nở sớm, bó hoa violet, chậu cúc về nhà trang trí và chuẩn bị mâm cơm tất niên với bánh trưng, thịt đông, giò… như Tết cổ truyền.

“Không thể đi xa, tôi muốn có ngày cuối năm thật tươm tất”, chị Trang tâm sự. Tối 31/12, chị mặc chiếc áo dài hồng tươi, cùng gia đình ăn bánh, thưởng trà và chụp ảnh kỷ niệm. “Ở nhà một năm chẳng sao, điều quan trọng🦋 là gia đình và mọi người đều bình an chờ khi đại dịch hết, kinh tế phát triển”, chị bộc bạch.

Từ tháng 12, dịch bệnh trên cả nước có diễn biến phức tạp, mỗi ngày ghi nhận hơn 10.0💯00 ca nhiễm mớiꦛ. Nhiều địa phương ra văn bản dừng hoạt động không thiết yếu, tập trung đông người và cấm tổ chức lễ hội vào Tết Dương lịch để phòng dịch.

Tại Hà Nội, thành phố thông báo không tổ chức bắn pháo hoá cũng như điểm biểu diễn văn hoá nghệ thuật và đếm ngược (countdown) chào năm mới 2022, khi mỗi ngày ghi nhận trên ও1.500 🌼ca nhiễm mới.

Một tháng trước, chị Phan Linh bàn với chồng ở lại Hà Nội đón năm mới 2022 trên Hồ Gươm thay vì về quê như mọi năm. “Tôi đã lên kế hoạch xúng xính váy áo, cùng gia đình đi chơi, nhưng lại tan tành bởi Covid-19”, chị ꧟Linh, 40 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm nói.

Cuối tháng 12, chồng chị là Fꦅ0, phải vào khu điều trị. Ba mẹ con là F1, phải đóng cửa cách ly 14 ngày. Nhiều lúc mệt mỏi vì chăm con, lo lắng cho chồng, chị tủi thân, chui vào nhà tắm khóc như trẻ nhỏ. Nhưng sau lại ép bản thân nghĩ tích cực, xem như 🔜nghỉ dưỡng tại gia.

Ngày cuối của năm 2021, gia đì🗹nh vẫn cách ly, lần đầu Linh đón một năm mới đặc biệt. Không chồng, bạn bè, p🐎háo hoa hay tiếng còi xe, ba mẹ con làm bạn với tivi và máy tính.

Trưa cuối cùng trong năm, chị quay vịt, nấu canh măng, làm một mâm cơm thịnh soꦜạn để♔ tiễn năm cũ, đón năm mới. Hai đứa trẻ lập tức gọi cho bố khoe, mong gia đình sớm được đoàn tụ.

Tối cùng ngày, Linh mở tivi xem chương trình cuối năm, nhìn mọi người chia sẻ niềm vui khônꦗg trọn vẹn của một năm nhiều mất mát. Trong thời khắc chuyển gia🦩o, chị nhắn tin động viên chồng: “Dù 2021 nhiều nỗi buồn, nhưng quan trọng là cả nhà vẫn bình an. Anh, em và các con sẽ sớm gặp lại nhau”.

Đây là cái Tết đầu tiên của anh John Hennigan, giáo viên dạy tiếng Anh tại một trường quốc tế ở Hà Nội với con t🌺rai Liam. Hai bố🍨 con đến nhà bạn dùng bữa tối và trở về sớm để đảm bảo giờ đi ngủ của Liam.

"Giao thừa là thời điểm tôi hồi tưởng việc đã may mắn thế nào khi nhận nuôi con, cũng như thấy may mắn vì sức khỏe và hạnh phúc của hai cha c☂on một năm qua. Tôi nhớ lại những dấu mốc tuyệt vời đã trải qua cùng con, đó là sinh nhật đầu tiên, lần đầu co💛n đi xe đạp, người bạn đầu tiên của con...", anh John nói.

Hồi tháng 6, câu chuyện của anh John Hennigan, người Ireland quyết định nhận nuôi cậu bé Việt mồ côi chỉ sau 5 giây, gây chú ý. Cậu bé Liam quê ở Hải Dư♔ơng, bị bỏ rơiꩲ khi lọt lòng và bị tật hở hàm ếch.

Hiện tại Liam 19 tháng tuổi, khỏe mạnh sau hai cuộc phẫu thuật hàm ếch. "Con đã chạy nhảy rất nhiều, cũng đã nói được nhiều từ tiếng Việt🌳 và tiếng Anh, tuy nhiên sẽ hơi mất thời gian để𒐪 tạo câu vì đang học đồng thời hai ngôn ngữ", ông bố đơn thân nói.

Đã là năm thứ ba Paul Baudry (bìa trái), quốc tịch Pháp, đón năm mới ở Hà Nội. Chàng trai 31 tuổi đang là giảng viên tiếng Pháp tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, định cư ở Việt Nam từ tháng 1/2020. T🌄rước đó, anh cũng dànওh 8 tháng ở Hà Nội trong khoảng năm 2017-2018.

So với các năm trước, hoạt động đón năm mới 2022 của Paul không có nhiều thay đổi. “Tôi không thích đến chỗ đông người mà thích tụ tập tại gia với bạn bè thân thiết hơn”, anh chia sẻ✤.

Năm 2017, Paul đón năm mới ở nhà một người bạn Việt. Năm 2021, anh ăn lẩu cùng bạn bè và lên sân thượng ngắm pháo hoa. “Đó ⛎l🌌à một đêm tuyệt vời”, Paul kể.

Năm nay, Paul và nhóm ᩚᩚᩚᩚᩚᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ𒀱ᩚᩚᩚbạn lại tổ chức ăn lẩu, uống rượu và chơi games tại nhà. Mong muốn lớn nhất của Paul lúc này là được về thăm nhà. Đã hai năm, anh không được gặp gia đình bên Pháp. “Tôi nhớ họ rất nhiều”, Paul nói.

Cảnh Dương, 20 tuổi, tại Hải Phòng đã lên kế hoạch đi countdown đến rạng sáng, nhưng quyết định ở nhà cùng gia đình khi mỗi ngày ൩thành phố ghi nhận gần 1.000 ca nhiễ🤡m mới.

Một tuần trước, Dương đặt vé tàu từ Hà Nội về Hải Phòng sớm vì sợ các quy định phòng dịch mới có thể khiến cậu kẹt lại đến Tết 🌊Nguyên đán. Chàng trai, lần đầu đón Tết tây mà như Tết cổ truyền khi ngày cuối năm cùng mẹ đi chợ sớm để làm cỗ, dọn dẹp, trang 🥂hoàng nhà cửa.

“Gia đình tôi ở vùng𝔉 đỏ, ông bà đều trên 80 tuổi nên hạn chế di chuyển, đảm bảo an toàn cho mọi người”, Dương bộc bạch.

Cùng con cháu tổ chức tiệc tất niê𝔉n cuối năm sớm, ông Đào Ngọc Diễn, ông của Dương cho biết: “Dịch bệnh mà vẫn được sum vầy cùng con cháu trong n🍌gày cuối năm là hạnh phúc nhất rồi”.

Năm nay, nhóm bạn thân của chị Lê Quỳnh, 29 tuổi, tại Thanh Hóa, ở Bắc, Trung, Nam và Nhật Bản có gần chục người, gặp 🍰mặt qua nhóm chat trên mạng xã hội. Đã hai năm nay, những người bạn cùng quê chưa một lần gặp mặt trực tiếp đầy đủ vì Covid-19, nhưng truyền thống countdown từ thời sinh viên được duy trì.

"Chúng tôi thường gặp nhau chỉ để ôn chuy🐟ện thời còn đi học, tổng kết một năm đã đi qua", Quỳnh nói.

Tổng kết năm 2021, cô thấy nhóm "đỏ vận" hơn năm cũ. Ở ngưỡng cửa 30, cả n♋hóm đều có sự nghiệp vững vàng. Quỳnh và chồng đã v♉ề quê lập nghiệp, ba thành viên trong nhóm đã đoàn tụ với vợ hoặc chồng ở Nhật nhờ đường bay quốc tế mở cửa trở lại, một thành viên khác vừa đón con gái đầu lòng.

ꦬLễ countdown của nhóm tưng bừng hơn khi Thương Trịnh, cô gái tưởng ế của💦 nhóm ra mắt bạn trai qua màn hình điện thoại và mời cưới. "Với những người thân thiết, dù khoảng cách là bao xa, dù Covid-19 làm đảo lộn cuộc sống thế nào, thì vẫn có cách để đoàn tụ", chị Quỳnh nói và cho biết, "bữa tiệc" kết thúc bằng bức hình các cặp vợ chồng thả tim, vẫy tay... cùng đồng thanh "Chúc mừng năm mới!".

Tại Hội An, từ sáng sớm nay, gia đình chị Phạm Thị Thu Trang đã hối hả chuẩn bị cho bữa tiệc tất niên, không chỉ vì chào đón ngày đầu năm m༒ới, mà còn để gắn kết, trao và nhận yêu thương giữa vợ với chồng, bố mẹ với con cái.

Chồng chị - anh Eric Wedel - là thuyền trưởng tàu đánh cá ở bang Alaska, Mỹ, mỗi năm luôn xa nhà hơn sáu tháng. Từ khi kết thúc chuyến ra khơi cuối tháng 10, anh Eric tìm chuyến bay để trở về Việt Nam. Chị Trang mới sinh con đ𒁃ược hai tuần phải bay ra Hà Nội lo thủ tục bảo lãnh ཧchồng bằng visa thân nhân.

"Hành trình để l♍o cho anh được về vô cùng khó khăn, nhưng hai vợ chồng rất quyết tâm nên cuối cùng cả nhà cũng đoàn tụ ngày 15/12", chị Trang chia sẻ ಞniềm vui.

Vì dịch nên tối 31/12 chỉ có tám thành viên gia đình chị Trang và gia đình em gái dự tiệc. Anh Eric tr﷽ổ tài làm nhiều món như𝔉 tôm sốt bắp bơ, cà ri, salad... đãi vợ con.

Trên sân thượng một ngôi nhà ở quận 7, TP HCM, vợ chồn🐼g Ding Võ và Thomas Henry Wickings tổ chức tiệc BBQ đón Giao thừa. Mọi năm dịp này họ thường ăn tối và đếm ngược cùng bạn bè, hỏi han nhau được mất của cả năm và đã học hỏi, phát ✨triển bản thân ra sao.

"Một năm qua buồn với tất cả. Vợ chồng mình chọn🌜 yên tĩnh, chỉ muốn cùng mấy 🦹bạn chó mèo nhìn lại một năm biến động", Ding Võ, người mới khỏi Covid-19, chia sẻ.

Ding và Thomas đã kết hôn﷽ năm năm. Họ vẫn duy trì thói quen giữ lửa hôn nhân bằng ít nhất một buổi hẹn hò 🐻mỗi tuần.

Từ khi bùng dịch, anh Thomas, phó giám đốc chi nhánh một công ty nước ngoài ở Việt ❀Nam, làm việc tại nhà, còn Ding, làm trong một công ty Nhật, cũng được ở nhà nhiều hơn. Cô vợ học thêm cách nướng bánh, còn anh chồng nghiên cứu được nhiều công thức pha chế. Từ đó, họ phát hiện thích ở nhà hơn mình nghĩ và không phải lúc nào sôi động, náo nhiệt mới là vui.

Tối cuối cùng của năm, vợ chồng chị Đinh Diệu Hiền, 37 tuổi ở qu💟ận 11 (TP HCM) cùng ba con nhỏ bày tiệc tất niên với bánh kẹo, trái cây và đ🔯ồ chơi.

Trước đó, con gái lớn chị Hiền, bé Kitty, 10 🦹tuổi ngỏ ý muốn đi ăn ở nhà hàng như mọi năm. Nhưng được mẹ 🙈giải thích dịch bệnh chưa dứt, Kitty không đòi ra ngoài mà xin mẹ đêm nay được thức khuya đón năm mới.

"Trong thời khắc bước sang năm mới, con bé nói đã ước mau hết dịch để được đến trường và đi du lịch biển. Còn với tôi, được ở bên gia đình là điều đáng quý nhất", c♓hị Hiền nói.

Vợ chồng họa sĩ Nguyễn Việt Cường ở quận 12 (TP HCM) cũng đưa hai con đến nhà sách ở qu🦩ận Gò Vấp để đón năm mới, thay vì đi xem bắn pháo hoa như mọi năm. Đây cũng là lần đầu vợ chồng anh đưa hai con ra ngoài kể từ khi hết giãn cách, khiến các bé rất hào hứng. Thậm chí con trai lớn tự lên một danh sách dụng cụ học tập v🌼à đồ chơi cần mua từ nhiều ngày trước.

🥀"Con trai tôi nay đã 5 tuổi, sắp lên lớp một nhưng vì dịch không được đến trường, vợ chồng muốn mua sách, truyện để dạy thêm chữ cho con", hoạ sĩ nói và cho biết ngoài gia đình anh, có rất đông phụ huynh đưa con đến nhà sách để mua dụng cụ học tập trước thềm năm mới.

“Năm nay rất khác so với mọi năm ⛎nhưng mọi người đều vui vẻ vì được bên gia đình. Tôi chỉ hy vọng dịch bệ💖nh sớm qua đi, trẻ nhỏ sớm được đến trường gặp thầy cô, bạn bè”, anh Cường nói.

Nhóm phóng viên