Tháng 5/2012, Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Thông tư 17, là cơ sở pháp lý cao nhất để quản lý dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, Luật Đầu tư sửa đổi năm 2016 bỏ dạy thêm, học thêm ra khỏi danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, khiến việc cấp phép cho hoạt động này bị vô hiệu. Vì vậy, tháng 9/2019, Bộ Giáo dục công bố, 8 trong số 22 điều của Thông tư 17 hết hiệu lực. Mới đây, Bộ đang đề nghị bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Tuy vậy, đề xuất này vẫn đang vấp phải những ý kiến kiến trái chiều từ phía giáo viên và phụ huynh học sinh. Có người ủng hộ 'Việt Nam nên cấm triệt để dạy thêm', có người lại cho rằng "Thầy dạy giỏi, trò không cần học thêm". Trong khi đó, số khác lại phản biện "Dạy thêm vì chương trình học quá nặng" hay "Dạy thêm tràn lan vì học quá nặng".
Xung quanh câu chuyện này, độc giả Nguyễn Hữu Quyết đưa ra quan điểm về dạy thêm, học thêm từ góc độ của một giáo viên phổ thông:
Trên đời này, mỗi người mỗi cảnh, 🌱mỗi một địa phương, cụm xã hội lại có những đặc thù riêng, nên không thể nói học thêm là đúng hay sai, cũng không thể khẳng định có nên cấm triệt để việc dạy thêm hay không? Bản thân tôi cũng là một giáo viên đang dạy ngoại ngữ ở một huyện miền Bắc, nên có những suy nghĩ riêng từ góc độ của một người đứng trên bục giảng.
>> 'Việt Nam nên cấm triệt để dạy thêm'
Sách giáo khoa bây giờ thiết kế nhiều phần chưa phù hợp, khối lượng kiến thức dù không quá nhiều nhưng thực sự không dễ để học sinh tiếp thu. Trong khi đó, thời lượng học trên lớp lại bị giới hạn, không đủ để giáo viên truyền tải hết kiến thức cho học trò. Đó là còn chưa kể nhiều giáo viên phát âm 🥃sai lung tung và chưa có phương pháp giảng dạy phù hợp nhất. Đặc biệt với môn mà tôi đang dạy, hầu hết học sinh lẫn phụ huynh đều chưa có sự quan tâm đúng mức.
Với tình hình này, nếu giáo viên không ôn tập thêm ngoài giờ cho học s♛inh thì các em khó lòng có thể hiểu hết được bài trên lớp. Học thêm vì thế có vai trò rất quan trọng và là một nhu cầu thiết yếu. Tất nhiên, đó là tình hình cụ thể ở địa phương của tôi, còn có thể với các khu vực phát triển hơn thì chất lượng học sinh lẫn giảng dạy cũng sẽ đều tốt hơn, khi đó học thêm chỉ cần thiết với một số ít.
Hôm qua, tôi có cho một bạn người Mỹ xem video bài giảng của một thầy giáo người Việt có tiếng về dạy Tiếng Anh, hướng dẫn học sinh cách phát âm. Người bạn ấy lập tức chỉ ra những lỗi sai cơ bản trong cách phát âm của người giáo viên. Một thầy giáo sinh sống và làm việc ở nước ngoài hàng chục năm trời mà còn mắc những lỗi sai cơ bản nh♏ư vậy, thì thử hỏi những học sinh ở vùng quê của tôi, chỉ vỏn vẹn học có bốn tiết một tuần, làm sao có thể đảm bảo khả năng tiếp thu trên lớp?
Thế nên, xin đừng vội kết luận rằng: học thêm làm gì cho khổ? Bởi mỗi nơi, mỗi khác, đôi khi học 🎀thêm lại rất quan trọng và có giá trị.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.