Có con trai 5 tuổi, con gái mới 18 tháng, cô Hoa cũng muốn con nghỉ ở nhà phòng Covid-19. Tuy nhiên, tiếp ꦗtục nghỉ học đồng nghĩa cô sẽ thất𓆏 nghiệp, không có lương. Mọi chi phí sinh hoạt, tiền trả góp chung cư của gia đình bốn người đều trông vào thu nhập của chồng cô, mỗi tháng khoảng 11 triệu đồng.
Làm việc tại một trường mầm non tư thục tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, cô Hoa cùng một giáo viên phụ trách lớp 4-5 tuổi, gồm 30 cháu. Mỗi tuần, cô được nghỉ chiều thứ bảy và chủ nhật, thu nhập 5-6 triệu đồng một tháng. Từ đầu tháng 2 trường đóng cửa, cô chỉ được trả một nửa🦩 lương đóng bảo hiểm xã hội. Đến tháng 3, cô không được trả lương vì trường không có nguồn thu.
Để trang trải cuộc sống, cô giáo bán hàng online, chủ yếu là hóa mỹ phẩm nhưng "bán thời vụ nên không có khách, cả tháng lời vài trăm nghìn". Cô nhận trông thêm 2-3 học sinh trên lớp để kiếm thêm khoảng 1,5 triệu đồng một tháng, đồng thời tiết kiệm tối đa, một tuần chỉ đi mua đồ ăn một lần. "Trước kia có khi nửa tháng, một tháng là mua được quần áo mình thích, giờ thấy cái áo đẹp, giá chỉ 150.000 mà đắn đo rồi nhủ thầm để tiền mua sữa cho con", cô giáo kể.
Tuần tới cô Hoa 🎃dự định nhận trông thêm vài bé. Nếu trường tiếp tục nghỉ hết tháng 4-5, cô sẽ cùng con về quê với ông bà ngoại để giảm chi tiêu so 💦với khi sống ở Hà Nội.
Cũng như cô giáo Hoa, cô Trần Thị Thúy (35 tuổi, giáo viên một nhóm trẻ tại quận Thủ Đức, TP HCM) thở dài khi chủ trường thông báo có thể cắt hợp đồng sau ngày trẻ đi h♕ọc trở lại. Cô Thúy hiểu các cơ sở giữ trẻ nhỏ lẻ thường "làm đồng nào xào đồng đó". Với một nhóm lớp tầm 50 em ở khu ngoại thành, tổng tiền lương, mặt bằng và các chi phí khác mỗi tháng cũ▨ng mất chừng 50-60 triệu đồng. Do đó, chủ trường gần như không có khoản dự phòng khi gặp rủi ro.
Ngày còn đi làm, mỗi tháng cô Thúy nhận lương 5,5-6 triệu đồng, được bao cơm trưa. Chi phí xăng xe không đáng kể, mỗi tháng cô dành được hầu hết lương cho sinh hoạt. Vợ chồng cô cùng con trai 5 tuổi trọ trong khu tập thể công nhân dệt may, giá thuê 2,⛎5 triệu mỗi tháng. Hai tháng không lương, mọi chi phí sinh hoạt phụ thuộc vào đồng lương nhân viên kỹ thuật viễn thông của chồng.
Nghỉ dài ngày, cô Thúy nhận dán hộp tại nhà, mỗi ngày kiếm thêm 70.000 đồng và cắt nhiều chi phí không cần thiết cho gia đình. Ngày trước, cứ cuối tuần cả nhà ra quán ăn lẩu thì nay𝔍 tự mua đồ về nhà nấu nướng. Đồ ăn sáng cũng được chị chuẩn bị cho 🐻chồng con, thay vì ăn quán.
Làm giáo viên mầm non hơn 10 năm, cô Thúy cho rằng chưa bao giờ giáo viên mầm non rơi vào hoàn cảnh "bi đát" như bây giờ. "Nhiều🧸 nhóm lớp sẽ giải thể, cắt giảm nhân viên, trường công thì khó có cửa vào. Mất việc, chúng tôi không biết làm thế nào", cô nói.
Là chủ trường Mầm non Đôrêmi (TP Dĩ An, Bình Dương), bà L🐬ê Thị Bé Tuyết hiểu rõ vất vả của giáo viên mầm non trường tư thục. Trường của bà có 40 giáo viên, mỗi tháng phải chi trả khoảng 350 triệu đồng. Sau nhiều ngày cân nhắc, bà quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với🎶 một phần ba giáo viên trong trường, bắt đầu từ 15/3. "Đây là việc không đành, tôi hiểu các cô đang phải xoay xở và bản thân tôi cũng vậy. Tôi không thể nuôi cả guồng máy", bà nói.
Trong thời gian nghỉ vì dịch bệnh, bà Tuyết luôn khuyên giáo viên tìm một công việc khác, kể cả làm tạm hay chính thức, đừng ngồi đợi trường hoạt đ🉐ộng lại "vì không biết đến bao giờ". "Kể cả khi trường mở cửa, số trẻ chắc chắn giảm, việc giảm biên không tránh khỏi. Khi dịch bệnh qua đi, số lượng trẻ ổn định, các cô có thể quay lại Đôrêmi và tôi hoàn toàn chào đón", bà Tuyết chia sẻ.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2018-2019 cả nước có 37.000 điểm trường mầm non, 201.290 nhóm/lớp và 15.670 cơ sở tư thục với tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là hơn 447.000. Số giáo viên phải xoay sở kiếm sống trong thời gian n𓆉ghỉ học kéo dài hầu hết đến từ nhóm/lớp, cơ sở tư thục do mất nguồn thu, không trả lương đầy đủ.
Đến ngày 15/3, 61/63 địa phương đã cho học s꧙inh mầm non, tiểu học và THCS ngh🏅ỉ hết tháng 3 hoặc đến khi có thông báo mới. Một số tỉnh, thành như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cà Mau..., học sinh bậc THPT cũng tiếp tục được nghỉ thêm vì Covid-19 diễn biến phức tạp.
Thanh Hằng - Mạnh Tùng