Tôi thực sự bị sốc khi xem đoạn video gần hai phút được lan truyền trên mạng, ghi lại hình ảnh cô giáo ở Tuyên Quang bị hơn chục học sinh nhốt trong lớp, dồn vào góc, liên tục chửi bới, ném đồ vào người cô và reo hò, thậm chí cầm gậy và﷽ quạt, chỉ vào mặt, tìm cách giật điện thoại cô cầm trên tay. Thật khó tin rằng đây lại là hành động của các học sinh THCS với chính giáo viên của mình.
20-30 năm trước, khi ấy nền giáo dục của chúng ta còn nghèo, nhưng không thể phủ nhận mỗi người thầy, người cô khi ấy đều có một cái uy đối với học sinh. Tất nhiên, thời đó vẫn có những bạn học sinh rất quậy phá, thường xuyên bị giáo viên trách phạt. Nhưng tôi chưa từng thấy có trường hợp nào manh động đến mức đánh nhốt giáo viên của mình như vụ việc ở Tuyên Quang vừa qua. Học sinh ngày ấy dù có ngỗ nghịch, vô phép đến đâu, quậy phá đến mức nào thì cũng phải nể sợ thầy cô.
Và bây giờ, thế hệ chúng tôi ꦕngẫm lại, cũng nhờ sự nghiêm khắc đó của thầy cô mà nhiều người ngày bé là học sinh cá biệt, lớn lên vẫn thành người, ít nhất là họ đều sống tốt và có ích cho xã hội. Còn hiện tại, giữa thời đại công nghệ thông tin phát triển, mạng xã hội bùng nổ, bất c♏ứ chuyện gì cũng dễ dàng được lan truyền trên mạng và để mặc cho người dùng thỏa thích bình phẩm, chửi bới.
Mọi lời nói, cử chỉ nhỏ nhất của giáo viên cũng có thể bị đem ra bàn tán, soi mói, chỉ trích trên mạng. Dần dần, người giáo viên có cảm giác e dè, lo sợ, họ đánh mất luôn cả cái uy của mình với học trò. Và khi mọi thứ đúng - sai đều đổ lên đầu thꦛầy cô giáo, chắc hẳn chẳng ai còn dám nghiêm khắc với học sinh.
>> 'Đình chỉ một tuần là ꦆvô nghĩa với học sinh đánh bạn'
Tôi không phải là giáo viên, nhưng vẫn có con trong độ tuổi đến trường, thế nên tôi hiểu những áp lực mà giáo viên đang phải gánh chịu. Các bậc phụ huynh cứ thử ngẫm lại mà xem, nếu con chúng ta ngoan ngõan, lễ phép, chăm chỉ học tập ở trên lớp thì không có lý do gì mà giáo viên phải căng thẳng hay giận dữ với chúng cả, phải không? Tất nhiên, cha mẹ nào mà chẳng thương con, nhưng các bậc phụ huynh h🔯ãy công t𓄧âm nhìn lại xem con mình như thế nào, đã ngoan chưa, có hành động hay lời nói nào vô lễ với thầy cô không mà để mọi chuyện đến mức như vậy?
Bây giờ, xã hội có đầy rẫy những biểu hiện tiêu cực, và bọn trẻ học những thói hư, tật xấu rất nhanh thông qua mạng Internet, ngay cả🔯 con tôi cũng vậy. Bởi vậy, ngoài sự giáo dục của nhà trường, thầy cô, bản thâ🐼n mỗi gia đình cũng phải có trách nhiệm chung tay dạy dỗ con cái của mình, thường xuyên quan tâm và kịp thời điều chỉnh những biểu hiện lệch lạc của con trẻ chứ không thể cứ phó mặc hết cho trường lớp.
Thời gian qua, trước hàng loạt vụ việc không hay trong môi trường giáo dục như bạo lực học đường và giờ là học sinh đánh nhố꧂t viên, tôi thấy nhiều người bàn về trách nhiệm của nhà trường, rồi nghiệp vụ của giáo viên. Thế nhưng, ít người chịu nhìn thẳng và đánh giá vai trò của gia đình với việc hình thành nhân cách của trẻ.
Tôi nhớ hồi xưa, học sinh không chịu học, không lễ phép có thể bị thầy cô bắt đánh vào tay, đánh vào mông. Bây giờ người ta lên án những hành vi đánh mắng học trò nên thầy cô chẳng có dám động tay, động chཧân với trẻ. Nhưng cũng vì thế mà cứ hở một chút là gia đình học sinh nhảy dựng lên, đòi quyền này, quyền nọ, vô tình tước mất quyền hạn của giáo viên.
Cũng chính những suy nghĩ đó của các bậc cha mẹ đã ngấm ngầm cho bọn trẻ cái quyền mà đúng ra không thuộc về chúng - "phản kháng bằng bạo lực". Nếu không kịp thời thay 🍌đổi nhận thức và hà🍸nh vi, e rằng chính chúng ta sẽ phải hứng chịu hậu quả khủng khiếp hơn nhiều trong tương lai.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.