Năm học 2022-2023, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị điều động 27 giáo viên cấp p🔯hổ thông trung học ở đồng bằng lên công tác tại hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa. Trong đó, 25 giáo viên viết đơn tình nguyện.
Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị, cho biế✤t việc này giải quyết phần nào tình trạng thiếu giáo viên. Trước đây, giáo viên thường được điều động đi luân chuyển 3 năm, nhưng sau năm 2019, thời gian luân chuyển còn một nă🌠m.
"Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo đều thực hiện luân chu꧂yển giáo viên, lập hội đồng xét duyệt. Tuy nhiên𒀰, năm học này, việc xét duyệt trở nên thuận lợi do có đến 25 đơn tình nguyện, là năm học có nhiều đơn tình nguyện nhất từ trước đến nay", bà Hương nói.
Cũng theo Giám đốc Sở Giáo dục ♔và Đào tạo Quảng Trị, năm vừa qua, có chín giáo viên hết luân chuyển, được về gần nhà nhưng vẫn tình nguyện ở lại các trường.
"Trước khi nộp đơn, tôi suy nghĩ rất nhiều, vì phải gác lại việc gia đình, chăm sóc con cái khó khăn hơn", thầy Lê Kiên Cường (43 tuổi), giáo viên Vật lý vừa chuyển đến dạy ở trường THPT A Túc, xã Lìa, huyện Hướng Hóa cho biết. Trong hơn 20 năm꧂ trong ngành, thầy Cường từng công tác 9 năm ở huyện miền núi Đakrông nên thấu hiểu khó khăn của học trò vùng cao.
Trường THPT A Túc nằm ở xã biên giới, cách Lào khoảng 5 km. Trường có ba khối lớp với hơn 450 họcܫ sinh, đa số là người dân tộc thiểu số Vân Kiều, điều kiện kinh tế gia đình hạn chế.
Ông Nguyễn Tửu, hiệu trưởng trường THPT A Túc, cho hay việc tiếp nhận giáo viên𝓀 tình nguyện tăng cường giúp trường hoàn thiệ🧔n đội ngũ, đáp ứng tốt nhiệm vụ giảng dạy. Với chính sách hiện nay, giáo viên luân chuyển đến vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn được nhận thêm 43% lương.
Theo thống kê, năജm học này, ngành giáo dục Quảng Trị còn thiếu hơn 450 người, trong đó thiếu 194 cán bộ, giáo viên mầm non, 160 giáo viên tiểu học, 95 THCS. Riêng bậc THPT, Quảng Trị thừa thiếu cục bộ giáo viên một số môn giữa các trường, các vùng; thiếu giáo viên các bộ môn mới như âm nh♛ạc, mỹ thuật.