Tôi là một giáo viên dạy trường tư. Với trăn trở về công việc hiện tại của bản thân và các đồng nౠghiệp, tôi cũng muốn viết đôi đ🐽iều về công việc giảng dạy của giáo viên ở cơ sở giáo dục ngoài công lập. Tuy không hẳn trường nào cũng giống nhau nhưng nhìn chung chuyện giáo viên trường tư như chúng tôi bị quá tải là thực trạng đáng báo động.
Trong bối cảnh đồng lương giáo viên trường công bèo bọt, không đủ chi phí cho bản thân và gia đình, trong khi môi trường tư thục giúp chuyên môn của giáo viên được phát huy tốt nhất, chế độ lương thưởng lại tốt hơn nên tôi cũng như ba🔯o đồng nghiệp khác đã rời khu vực công lập. Thế nhưng, tôi lại gặp phải một trường tư "bào" giáo viên đến kiệt sức.
Về định mức tiết dạy, trường quốc tế khá nổi tiếng nơi tôi làm việc định mức tiết dạy của một giáo viênﷺ tiểu học lên tới 32 tiết một tuần, với giáo viên THCS là 26 tiết. Chưa tính về mặt pháp lý của định mức tiết dạy như trên, nhưng liệu với 32 tiết dạy mỗi tuần, liệu giáo viên có đang bị quá tải hay không? Lỡ giáo viên đó bị bệnh, phải nghỉ phép thì công việc giảng dạy sẽ do tiếp nhận?
Về thời gian làm việc, trong khi các đồng nghiệp ở khu vực công cứ hết tiết dạy là được về, thì tôi cùng các đồng nghiệp ở trường tư phải vào làm việc từ 7h20 đến 17h hằng ngày mới được ra về. Chưa kể mỗi khi có sự kiện, giáo viên sẽ phải thức xuyên trưa,🌌 không được nghỉ, hoặc làm quá giờ🎶 ra về với tiền OT (over time) chỉ 60.000 mỗi giờ (không đủ 60 phút sẽ không được tính thêm giờ).
Tôi tính sơ, nếu được phân công dạy cấp trung học, 11h45 mới được nghỉ trưa, thì buổi sáng tôi phải làm hơn 4 tiếng, buổi chiều 13h bắt đầu vào tiết, như vậy một ngày tôi phải làm trên 8 tiếng, nếu không được ngủ trưa thì làm gần 10 tiếng. Vậy liệu giáo viên dạy trường quốc tế có đang nhận mức lương cao hơn đồng nghiệp dạy trường công nếu tính theo khối lượng công việc và thời gian làm việc? Theo tôi là không, vì lương này tuy cao hơn trường công nhưng ngược lại, khối lượng công việc lớn hơn nhiều cũn꧙g như yêu cầu của nhà tuyển dụng là rất cao.
>> Tôi ꦿbỏ nghề giáo vì phải làm nhiều việc không công
Xét về mặt pháp lý, tại Điều 3, Thông tư 40 về Quy chế hoạt động của trường tư thục quy định về Nhiệm vụ và quyền hạn của trường phổ thông tư thục: "Trường phổ thông tư thục có nhiệmꦏ vụ và quyền hạn như trường phổ thông công lập theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là Điều lệ trường phổ thông) và các quy định tại Quy chế này....".
Như vậy, dù trường tư sử dụng nguồn tài chính tư nhân lập trường, nhưng cũng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và phải chịu sự điều chỉnh của Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy như Điều lệ trường học các cấp. Vậy, trường tư thục có phải thực hiện định mức tiết dạy cho giáo viên như trường công lập hay không?
Trong khi đó, theo Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên p✱hổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định về định mức tiết dạy đối với giáo viên như sau: "Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau: Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết".
Tôi muốn chia sẻ câu chuyện nghề nghiệp của mình ra đây để các đồng nghiệp có thêm thông tin về quy định của trường tư, hay trường quốc tế, cũng như mong các cấp, ban, ngành hữu trách cũng chú ý đến việc thực hiện quy định của các trường ngoài công lập. Ai rồi cũng phải có con cái, và con cái rồi cũng phải đi học và cần sự hướng dẫn của thầy cô. Rất m🔜ong các giáo viên như tôi đều nhận được nhiều sự tốt đẹp, cũng như nền giáo dục được cải cách một cách triệt để hơn. Còn những ai đang có ý định chuyển🥂 ra khu vực tư làm việc sẽ tìm hiểu kỹ về chế độ của các loại hình trường này trước khi quyết định chuyển việc.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài 👍viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.