Sáng 18/5, cô Quý, giáo viên tiếng Anh trường THPT Thuận Thành số 1, huyện Thuận Thành, để valy xuống sàn nhà, đặt máy tính lên trên, bắt đầu buổi ôn thi cho học sinh lớp 12. Cô trò chào hỏi được vài câu qua Zoom thì mạng lỗi, phải đăng nhập lại. Lúc cô vào được phòng học thì vài🍎 học sinh lại rớt mạng, bị out ra.
Khi đang chữa đề cho học sinh, gói data cho di động của cô Quý hết dung lượng, máy tính không vào được mạng. Lớp học phả💃i dừng vài phút để cô mua thêm dunඣg lượng rồi mới tiếp tục.
Ở phòng bên, hai nữ sinh kê ghế nhựa đặt ngoài hai cửa chính, "hứng" sóng từ phòng của cô Quý để nhận bài tập. Buổi học trực tuyến bị gián đoạn vài lần, cô Quý cố gắng khắ🌸c phục để đảm bảo kiến thức cho học sinh.
Hơn 10 ngày qua, giáo viên và học sinh trườ⭕ng THPT Thuận Thành số 1 trải qua những ngày sống và học tập trong khu 𝔍cách ly tập trung, sau khi trường xuất hiện ca Covid-19. Số người đi cách ly được phân về các xã, giáo viên sẽ ở cùng phòng với người dân, học sinh hoặc đồng nghiệp.
Cô Quý được xế♚p chung phòng với các cô cùng trường tại khu cách ly trường Mầm non Gia Đông số 2, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành. Hàng ngày, cô có 1-2 ca dạy lớp 10 và 12, mỗi ca 90 phút, theo thời khóa biểu của trường.
Khối 12 đã thi xong học kỳ II và đang ôn thi tốt nghiệp, trong khi khối 10 và 11 mới thi được vài môn thì phải dừng vì dịch bệnh. Với học sinh lớp 10, cô Quý ôn tập để các con thi học kỳ, còn🗹 lớp 12 tập trung củng cố kiến thức, bám sát đề minh họa để chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT vào ngày 7-8/7.
Theo cô Quý, khó khăn lớn nhất khi dạy học trong khu cách ly là mạng kém. Việc dạy online cũng khiến tương tác giữa giáo viên và học sinh bị hạn chế. Những ngày đầu mới vào khu cách ly, học sinh hoang mang và nhớ nhà, nhất là những em lớp 10 chưa bao giờ xa bố mẹ. Cô Quý và giáo viên ở cùng 🔯khu giống như cha mẹ, động viên các em. Những lúc không có ca dạy, cô tranh thủ soạn bài, soạn đề và làm thơ gửi học sinh để tinh thần lạc quan hơn.
Chồng cô Q𓂃uý là bộ đội, phải trực chốt chống dịch, không được về. Ba đứa con cách ly tại nhà với ông bà. Hôm đầu cô Quý vắng nhà, lúc gọi điện về, mẹ con đều khóc. "Về sau các con nhắn tin động viên 🍷bố mẹ, bảo gia đình mình cùng chống dịch. Ông xã còn hẹn khi nào thắng dịch, cả nhà sẽ ăn mừng", cô Quý kể.
Tr🍷ước khi đi cách ly, cô Quý đã kịp chuẩn bị sẵn thực phẩm đủ dùng trong hai tuần cho các con và ông bà. "Nhà có vườn rau, lại nuôi được gà nên không lo thiếu đồ ăn. Đây cũng là dịp giúp các con tôi trưởng thành hơn, biết sắp xếp công việc và chăm sóc nhau", cô giáo chia sẻ.
Cũng thuộc diện F1, cô Nguyễn Thị Hương, giáo viên môn Vật lý, sống cùng phòng với 5 học sinh khác trong khu cách ly của trường Mầm non Hoài Thượng, xã Hoài Thượng,🐼 huyện Thuận Thành. Hai ngày đầu trong khu cách ly, cô chưa thể dạy học, phần v🐼ì đang chờ kết quả xét nghiệm lần một, phần vì chưa ổn định cuộc sống.
Những lần nhận được tin học sinh dương tính hay khu cách ly nào có học trò mắc Covid-19, cô lại lo lắng kiểm tra xem mình có rát họng, nóng sốt hay không. Trong thời gian chờ đợi chờ kết quả, cô soạn sẵn đề, xác định nếu mắc Covid-19 phải đi điều trị thì sẽ gửi đề ôn ra ngoài cho học sinh, còn không sao sẽ dạy qua Zoomܫ và chữa đề dần.
"Tôi lo cho những người tiếp xúc với mình, lo học sinh nào dương tính lại nhỡ việc thi cử. Được mọi n🎀gười động viên và lãnh đạo quan tâm, tôi dần lạc quan và bình tĩnh trở lại", cô Hương chia sẻ.
Hiện cô Hương đã bớt căng thẳng sau hai lần xét nghiệm có kết quả âm tính. Hàng sáng, cô dậy từ 5h để soạn bài ôn thi cho học sinh lớp 12 và soạn tài liệu tiếng Anh cho con ở nhà. Đến giờ lên lớp, cô mở máy tính, dựng giá đỡ điện thoại trước ℱmặt, kết hợp dạy qua Zoom và livestream.
Cô Hương giải thích, mạng wifi của học sinh kém, thường rớt liên tục nên cô buộc phải dùng cách này để em nào không vào được Zoom thì có thể theo dõi bài giảng qua livetream. Thời lượng của buổi học sẽ phụ thuộc vào hôm đó học chuyên đề gì hay phải c𝓀hữa nốt đề.
Vớiꦺ những lớp có nhiều học sinh giỏi, kiến thức đã chắc chắn, cô sẽ chữa đề, còn những lớp cơ bản sẽ được ôn lại cá💮c chuyên đề, cố gắng đến khi đi thi sẽ ôn được hết một lượt.
Sau mỗi giờ học, học sinh đang cách ly ở nhà lại động viên cô giáo nghỉ ngơi và giữ gìn sức khỏe. Biết các em cần mình ở giai đoạn nước rút, 🍌cô Hương cô đọng kiến thức, tranh thủ những lúc mạng khỏe để nhắc nhở và ♑dặn dò các em ôn tập.
Để những ngày trôi qua trong khu cách ly bớt nhàm chán, các thầy cô giáo tự tạo niềm vui cho bản thân bằng những hoạt động thường ngày như tập thể dục, đọc sách hay tìm kiếm tài liệu. Với thầy cô trường Thuận Thành số 1, đây là kỳ nghỉ hè đặc biệt, cũng là thử thách giúp họ 𓆉thêm gắn bó, động viên nhau vượt qua.
Thầy Lê Nho San, Hiệu phó trường THPT Thuận Thành số 1, cho biết trường có 8 ca Covid-19, trong đó có một giáo viên và 7 học sinh. Hiện 37 thầy cô và 259 em phải cách ly tập trung tại nhiều điểm trong tỉnh. Các em phải đi cách ly tập trung phần lớn là học sinh khối 10 và 11, khối 12 chỉ 🧜có 11 em.
Thầy San đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên khi vừa động viꦅên học sinh ổn định tâm lý, vừa giúp các em ôn tập hiệu quả. "Được phân công người dạy thay, nhưng các thầy cô trong khu cách ly vẫn quyết tâm khắc phục khó khăn để đồng hành cùng các em", thầy San nói.
Bắc Ninh và Bắc Giang hiện ghi nhận số ca nhiễm cộng đồng cao nhất c♕ả nước. Đến sáng 18/5, Bắc Giang ghi nhận 411 ca, Bắc Ninh 290 ca. Đây cũng là hai tỉnh có nhiều ổ dịch liên quan đến các khu công nghiệp.
Hai ổ dịch nguy hiểm nhất tại Bắc Ninh là ổ liên quan xã Mão Điền, huyện Thuận Thành và ổ liên quan 3 khu công nghiệp Thuận Thành 2, Quế Võ, Yên Phong. Trong đó, ổ dịch lớn tại xã Mão Điền cơ bản kiểm soát, ghi nhận thêm nhiều ca mắc nhưng đều là các trường hợp đã được cách l൩y.
Bình Minh