Tiến sĩ Vũ Thị Tần, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, giấy bạc được làm từ nhôm cán mỏng 🌃với 98,5% là nhôm, thành phần còn lại là sắt và silicone để tạo độ bền cơ học. Loại này thường được dùng để bọc thực phẩm khi nướng trong lò nướng hay trên than. Ở nhiều quán ăn và nhà hàng Âu dùng khay giấ♊y bạc để đựng thức ăn mang đi.
Trong quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao và các thực phẩm chua, nhôm trong giấy bạc có thể phân tán vào thức ăn với hàm lượng nhỏ. Điều này làm mọi người lo lắng vì nhôm có thể gây bệnh mất trí nhớ, bệnh thận. Tuy nhiên, tất cả các trang sức khỏe chính thống như Centers for Disease Control, Alzheimer’s Association có khuyến cáo lượng nhôm có thể phát tán từ giấy bạc trong quá trình nấu ăn khôn💛g gây💯 nguy hại cho sức khỏe của bạn.
Hơn nữa, trong nước, đất, các loại thực vật, một số phụ gia thực phẩm và dược phẩm 🎀đều chứa hàm lượng nhôm nhỏ. Các nhà khoa học khẳng định lượng nhôm dung nạp vào sẽ được cơ thể đào thải tự nꦛhiên và không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đối với giấy nến, trên thị trường có hai loại là giấy chống dính𒀰 và giấy nến. Giấy chống dính là loại giấy được xử lý bằng axit sulphuric (H2SO4) để tạo bề mặt có khả năng chống dính và chịu nhiệt 200-220 độ C. Giấy sẽ có màu nâu sau khi xử lý axit, hoặc sẽ có thêm bước tẩy trắng để có màu trắng đục.
Khi giấy chống dính này được tráng một lớp silicone có khả năng chịu nhiệt cao, nó được gọi là giấy nến. Silico🔴ne là một loại polymer vô cơ có khả năng chịu nhiệt và khá ꦫtrơ với thức ăn thông thường nên an toàn khi sử dụng chế biến thực phẩm.
Nhờ lớp silicone, giấy nến thường chịu được đến nhiệt độ 250ºC và được sử dụng trong lò nướng, nồi chiên không dầu, thậm chí một số đầu bếp nổi tiếng còn dùng nó trong chꩵiên rán.
Giấy nến 𒈔được sử dụng nhiều hơn giấy chống dính do chịu nhiệt ca෴o hơn.
Cả hai loại giấy bạc và giấy nến đều được coi là an toàn khi sử dụng trong n⛄ấu nướng. Lưu ý với giấy bạc không nên dùng ở nhiệt độ quá cao (trên 220ºC) và tránh thực phẩm có tính axit như cà chua, chanh﷽, giấm. Nếu muốn nhiệt độ cao hơn, bạn có thể dùng giấy nến.
Tiến sĩ Vũ Thị Tần
Đại học Bách khoa Hà Nội