Trả lời:
Giấy thấm dầu được làm từ sợi cellulose hoặc sợi nhân tạo pol🥀yme, kết cấu mỏng nhẹ, giúp thấ♑m hút dầu thừa trên da hiệu quả và nhanh chóng. Thông thường, vùng da đổ nhiều dầu nhất tập trung ở trán, mũi, cằm. Ở những người da khô hoặc khi trang điểm cũng có thể tiết ra dầu bóng nhờn do tác dụng của lớp phấn, kem nền.
Có 2 loại giấy thấm dầu gồm dạng giấy và🍰 dạng film. Giấy dạng film được làm từ pꦕolymer xốp và một vài chất phụ gia. Loại film có khả năng loại bỏ dầu nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn và được ưa chuộng hơn.
Hiện🌱, các loại giấy thấm dầu được thêm vào nhiều chất phụ gia nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng. Ví dụ như giấy thấm dầu trị mụn, giấy thấm dầu có lớp trang điểm, giấy thấm dầu có hoạt chất dưỡng ẩm... Do đó, khách hàng cần lựa chọn đúng loại giấy thấm dầu phù hợp với loại da cũng như tình trạng da hiện tại. Ví dụ như làn da nhạy cảm nên dùng dạng film. Nếu bạn không trang điểm hoặc da đang bị mụn thì không nên dùng loại có phấn trang điểm,...
Lưu ý, giấy thấm dầu là loại giấy dùng để thấm hút dầu trên bề mặt da, làm giảm bóng dầu tạm thời nhưng không tận gốc. Dùng hàng ngày có thể làm mất nhiều và đột ngột 🌠lớp màng chất dầu trên da, kích thích tuyến bã nhờn tăng tiết, đẩy sâu các hạt ô nhiễm, vi sinh vật vào lỗ chân lông và gây tổn thương trên bề mặt da.
Khi sử dụng, bạn nên sử dụng lực nhẹ nhàng bằng cách đặt giấy thấm dầu ở giữ🦩a 2 ngón tay (ngón 2,3), sau đó chấm nhẹ lên vùng da bị dầu từ ba đến 5 giây. Tránh ꦐchà xát tỳ đè trên da, làm da bị sần hoặc tróc vảy, khiến chúng ta nhầm tưởng giấy thấm dầu khiến da bị khô.
Đối với da bị mụn, chỉ nên dùng từng tờ giấy thấm cho từng vùng, tránh lây ꩵlan vùng mụn.
Không lạm dụng giấy thấm dầu, mỗi ngày dùng không quá ba lần để đảm bảo không ảnh hưởng độ ẩ⛎m tự nhiên trên da.
Nên kết hợp thêm các phương pháp chăm sóc da khác như rử𒊎a mặt đúng cách, chọn loại sữa rửa mặt phù hợp, dành cho da dầu. Kh▨ông nên chọn loại có độ kiềm cao. Dùng toner giúp làm sạch sâu, se khít lỗ chân lông.
Dùng kem chống nắng phù hợp vớ♈i loại da dầu, sử dụng sản phẩm oil free, không sinh nhân mụn, kiềm dầu. Uống đủ nước. Dưỡng ẩm da hàng ngày. Kiểm soát chế độ ăn uống: tránh x♑a đồ chiên xào, dầu mỡ, đường, chất béo... Nên bổ sung nhiều thức ăn chứa vitamin A như khoai lang, cà rốt, rau lá xanh (rau cải xoăn, bina, rau diếp cá, cải ngọt...), các loại trái cây tươi...
Nếu phải trang điểm, sử dụng phấn thấm nhờn giúp hút đi bã 🐎nhờn và che đi lỗ chân lông to. Không tái sử dụng giấy thấm dầu vì dễ bị nhiễm khuẩn.
Bác sĩ Trần Hạnh Vy
Khoa Da liễu Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM