Sự cố xảy ra tại khu nghỉ dưỡng núi Piyan, thành phố Long ✨Tỉnh, tỉnh Cát Lâm vào khoảng 12h45 ngày 7/5 (giờ địa phương). Dưới nỗ lực hỗ trợ kịp thời của lực lượng cứu hộ, nam du khách kẹt giữa cầu kính đã bò đến nơi an toàn෴ vào khoảng 13h20 cùng ngày.
Ngay sau đó, anh được đưa đến bệnh viện để kiểm t🍸ra và 𓃲tư vấn tâm lý. Khu nghỉ dưỡng núi Piyan đã bị đóng cửa. Chính quyền sẽ tiến hành kiểm tra an toàn tất cả các điểm du lịch trong thành phố để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khác♕h.
Mạng xã hội Weibo ghi nhận lꦑàn sóng thảo luận đông đảo về sự cố trên, với hơn 4 triệu lượt theo dõi. "Đây chính là lý do tôi không dám bước chân lên một cây cầu kiểu này", một người dùn𝓰g có tên Wadetian bình luận. Một số cư dân mạng khác đặt ra câu hỏi: "Bao lâu cây cầu được bảo trì một lần?".
Dù không có thương vong, sự cố dấy lên nỗi lo ngại về mức độ an toàn của cầu kính - những công trình đang mọc lên khắp đất nước tỷ dân với số lượng ngày càng lớn. Cầu kính ngày càng trở nên phổ biến ở các khu nghỉ dưỡng trên núi của Trung Quốc, vốn được xem như một thỏi naꦗm châm thu hút khách du lịch muốn trải nghiệm cảm giác mới lạ v💞à mạo hiểm.
Theo tạp chí Earth do Bảo tàng Địa chất Trung Quốc xuất bản, tính đến cuối năm 2016, ít nhất 60 cầu kính đã hoặc đang được xây dựng trên khắp đất nước, đặc biệt phổ b꧅iến ở các tỉnh miền núi như Giang Tây, Hồ Nam, Vân Nam. Cây cầu nổi tiếng nhất nằm tại Trương Gia Giới, Hồ N🙈am, dài 430 m, rộng 6 m, treo cách mặt đất 300 m giữa 2 vách đá dựng đứng.
Một số chính quyền địa phương đã có văn bản hướng dẫn ngăn chặn các rủi ro tiềm ẩn của cầu kính. Năm 2018, tỉnh Hà bắc đã công bố tiêu chuẩn kỹ thuật cho cầu và lối đi bằng kính tại các khu thắng cảnh, cung cấp hướng dẫn cụ thể về vật liệu, v🍰ị trí, thiết kế, xây dựng, và cách sử dụng. Theo đó, cầu kính không nên được xây dựng ở những khu vực có hoạt động địa chấn mạnh, phải đóng cửa trong thời tiết xấu và thiên tai. Số lượng người đi bộ trên cầu phải được giới hạn không quá 3 người trên một mét vuông.
Trung Nghĩa (Theo Xinhua)