Chiều 6/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tờ trình về Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiế💛u tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Trình bày tờ trình, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguy♚ễn Hạnh Phúc cho biết,việc xử lý và sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ được thực hiện theo các phương án.
Thứ nhất, sau khi kết thúc việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng chức vụ cụ thể để xem xét🎃, xử lý theo quy trình công tác cán bộ. Người có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá “tín nhiệm thấp” có thể xin từ chức nếu xét thấy bản thân không đủ tín nhiệm hoặc không đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ đó; cơ quan hoặc người đã giới thiệu để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm có thể trình Quốc hội, HĐND xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm người đó để điều động sang vị trí công tác, đồng thời chủ động đề nghị cơ quan có thẩm quyền lựa chọn người để giới thiệu thay thế; trường hợp đã hết nhiệm kỳ thì không tiếp tục giới thiệu tái cử.
C♉òn đối với người có trên hai phần ba tổng số đại biểu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy💛 ban thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND trình bỏ phiếu tín nhiệm mà không cần chờ kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần thứ hai; đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị nhân sự thay thế.
Riêng người có hai nămꦰ liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì sẽ trìnhඣ bỏ phiếu tín nhiệm.
Dù đánh giá cao nghị quyết về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm song Ủy ban Pháp luật cũng nên lo ngại việc này sẽ trở nên hình thức nếu đối tượng quá rộng. Ảnh: N.Hưng. |
Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành hàng năm. Tuy nhiên, đꦚể bảo đảm thời gian cho việc thể hiện năng lực để đánh giá toàn diện kết quả công tác trong năm trước đó, đồng thời phù 🍌hợp với thời điểm bắt đầu và kết thúc nhiệm kỳ, Thường vụ Quốc hội đề nghị thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm lần đầu là vào kỳ họp Quốc hội, HĐND đầu tiên kể từ năm thứ 2 của nhiệm kỳ.
Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý tán thành với hầu hết các điểm trong nghị quyết. Ủy ban này nhất trí với việc sớm trình Quốc hội xe🐷m xét, thông qua Nghị quyết này.
Góp ý thêm cho nghị quyết, theo ông Lý, việc mở rộng phạm vi người được lấy phiếu tín nhiệm ra tất cả những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bao gồm cả th♔ành viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội… là quá dàn trải, dễ làm cho hoạt động này trở nên hình thức.
"Tương tự như vậy, HĐND cũnಌg chỉ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó chủ tịch, Uỷ viên thường trực HĐND, Trưởng các Ban của HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên của UBND", ông Lý nói.
Nghị quyết sẽ được tℱrì🧜nh xem xét, thông qua tại kỳ họp Quốc hội bắt đầu vào cuối tháng này.
Theo dự thảo nghị quyết, phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm gồm: 1. Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn sau đây: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác củ🌊a Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân t꧋ối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước (tổng số 49 người). 2. Hội đồng dân tộc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với các Phó Chủ tịch, các ủy viên của Hội đồng dân tộc. Các Ủy ban của Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với các Phó Ch♑ủ nhiệm, các ủy viên của Ủy ban mình🦩 (tổng số 380 người, trong đó mỗi Ủy ban có 30-50 thành viên). 3. HĐND các cấp lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thường trực HĐND (2-3 người), Trưởng các Ban của HĐND (2-4 người); Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên của Uỷ ban nhân dân (3-13 nℱgười). 4. Cá🃏c Ban của HĐND thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với Phó Trưởng ban và các ủy viên của Ban mình (gồm từ 2 đến 4 ban, mỗi ban có 5-15 ngư♕ời). |
Nguyễn Hưng