Tối 9/8, liveshow Sol Vàng chủ đề "Mơ giấc mộng dài..." dành tôn vinh tiếng hát Ý Lan diễn ra tạ꧂i Nhà hát Hòa Bình, TP HCM. Hơn 2.000 khán giả đến xem chương trình và hàng triệu khán giả xem đêm nhạc trực tiếp qua màn ảnh nhỏ. Ngay từ mở màn, Ý Lan xúc động cảm ơn sâu sắc sự yêu mến và ủng hộ của mọi người dành cho chị -✨ một người sống xa quê hương đã lâu nhưng vẫn luôn được khán giả trong nước yêu mến.
Chương trình gồm bốn phần được chia theo từng chủ đề. Càng về sau, nữ nghệ sĩ hát càng sung sức. Ở chương hai mang tên "Quê hương và kỷ niệm", chị thể hiện tác phẩm bất hủ Áo anh sứt chỉ đường tà của cố nhạc sĩ Phạm Duy, thơ Hữu Loan. Giọng hát của Ý Lan khᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚi tung tẩy, ngọt ngào khi dữ dội, mạnh mẽ để kể lại câu chuyện bi thương thời chiến bằng âm nhạc. Và trong âm sắc của sự tung tẩy ấy, khán giả nhận ra bóng dáng của mẹ chị - danh ca Thái Thanh. Cái luyến láy, lảnh lót mà Ý Lan nhấn nhá trong từng câu chữ như là một sự nối dài đầy nội lực của chất nhạc Thái Thanh. Đó là giọng hát đẹp, điêu luyện, mang ngữ điệu của một người Hà Nội xa xưa và thanh lịch, rất Việt Nam, r𝐆ất trữ tình. Nhưng đồng thời, đó là một giọng đầy hát bản năng, không bị khuôn mẫu của lý thuyết âm nhạc làm cho khô cứng.
Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, Ý Lan vẫn luôn nhớ về gốc gác người Hà Nội của mẹ mình. Vì vậy, trong nỗi nhớ về quê hương của chị vẫn dàn﷽h một góc về Hà Nội. Khi Ý Lan thể hiện bài hát mang tên Kỷ niệm của Phạm Duy, khán giả như nín thở để hòa mình vào từng lời thủ thỉ kể về thời thơ ấu có triền đê, hoa tím, có thầy mẹ, có ngọn đèn dầu và hình dáng mẹ ngồi đan áo... Ca khúc Kỷ niệm cũng chính là những hoài niệm có thật giữa nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Thái Thanh, Thái Hằng và gia đình bên ngoại của Ý Lan. Danh ca Thái Thanh từng thể hiện ca khúc này và một thời làm say đắm𝕴 bao trái tim người Việt Nam. Giờ Ý Lan hát lại trên sân khấu quê nhà, thấy thấp thoáng đâu đó cái ngân nga, lảnh lót từ mẹ, nhưng cũng mang nét rất riêng của chị, dồi dào cảm xúc. Khi Ý Lan hát, có những khán giả lớn tuổi ngồi lẩm nhẩm ca từ theo chị. Cũng có khán giả trung niên đứng hẳn dậy, vỗ tay không🍸 dứt.
Và một trong những bài hát rất lâu rồi khán giả mới được nghe Ý Lan trình bày là Chiều về trên sông. Dù là người gốc Hà Nội, ⛄khi cần, Ý Lan vẫn có thể hát những câu rặt âm ngữ Nam Bộ hay xen lẫn vài điệu hò Huế làm người nghe thích thú.
Có thể nói, chương ba mang tên Mơ giấc mộng dài chính là chương khắc họa cuộc đời Ý Lan. Mở đầu chương này, chị chọn bài hát Ca dao mẹ thể hiện như sự bày tỏ tình cảm dành cho đấng sinh thành - người truyền cho chị tiếng hát và cả tình thương yêu để chị sống thật hạnh phúc với cuộc đời. "Tôi từng có những giấc mơ: Về tuổi trẻ, sự cô đơn, tình yêu và cả sự xa cách nhưng nhiều nhất có lẽ là những giấc mơ về mẹ", Ý Lan chia sẻ. Còn với ca khúc Em đến thăm anh một chiều mưa (nhạc sĩ Tô Vũ), nữ ca sĩ thể hiện những yêu thương,♔ ngọt ngào và cả nỗi buồn chất chứa qua lời bài hát.
Khi Nguyễn Ánh 9 xuất hiện trên sân khấu để đệm cho Ý Lan hát ca khúc Cô đơn, khán giả đồng loạt vỗ tay vang dội. Sự kết hợp gợi nhắc hình bóng Thái Thanh vì chính tiếng đàn Nguyễn Ánh 9 từng một thời gắn bó với giọng hát của bà. Tiếp nối mạch cảm xúc, lão nhạc sĩ còn cùng con trai là Nguyễn Quang có màn song tấu piano để Ý Lan hát Nghìn trùng xa cách. Phần kết hợp này đẩy ✃những phút cuối cùng của chương trình lên cao trào cảm xúc.
Trước đó, đêm nhạc chọn tác phẩm Con đường tình ta đi để mở màn. Một khúc hát về tình yêu, như nói lên chính cái tình và cuộc đời riêng luôn mang nhiều nỗi niềm của người nghệ sĩ. Ở chương Mộng dưới hoa, khán giả chìm đắm trong chất nhạc nũng nịu, dịu dàng, day dứt để người nghe chia sẻ cùng tác phẩm. Những ca khúc xưa này được nhạc sĩ Nguyễn Quang - giám đốc âm nhạc chương trình - thực hiện bản phối mới khiến khán giả vừa thấy lạ vừa𓆉 thấy quen trong những cảm xúc đẹp.
Ý Lan, dù hát những bản ballad, hay nhạc trữ tình đậm chất Việt Nam, vẫn luôn có cách luyến láy, phiêu linh phảng phất nét Blue và Jazz. Mảng ca khúc nhạc ngoại quốc cũng phải kể đến trong những thành công của tiếng hát Ý Lan suốt 25 năm qua. Và chị chọn trình bày La vie en rose, phô diễn tất🏅 cả sự trong sáng, vui tươi, nhí nhảnh và đầy lịch lãm trong giọng hát.
Nhưng sự cuốn hút mạnh mẽ ở Ý Lan không chỉ đến từ giọng hát đầy nội lực mà còn đến từ nét duyên dáng, hóm hỉnh của một cá tính nghệ sĩ. Khán gꦺiả thích nghe Ý Lan pha trò bằng giọng nói nũng nịu đáng yêu, thích nghe chị kể chuyện xưa, thích cách chị𒅌 tụt đôi giày cao gót trên sân khấu để tự do nhún nhẩy.
Cách Ý Lan thể hiện sự tôn trọng, trân quý dành cho những giọng hát thế hệ sau cũng giúp chị ghi dấu ấn đẹp. Chị hát với Lê Hiếu ca khúc Mùa thu cho em thật ngọt ngào. Ở tiết mục song ca với Quang Dũng trong bài hát mang âm hưởng buồn của nhạc sĩ Lê Uyên Phương - Cho lần cuối, Ý Lan xin phép nhạc sĩ được sửa lời câu cuối cùng của bài hát: "Ngày mai ta không còn thấy nhau". "✅Tại sao lại ngày mai ta không còn thấy nhau nhỉ? Xin cho tôi được hát thành 'Ngày mai ta mãi còn thấ🌱y nhau'", chị đùa.
Trước khi bước qua phần "Hát theo yêu cầu" (ngoài giờ phát sóng trên truyền hình), Ý Lan cùng MC Quốc Bình có màn đấu giá bức tranh thêu chân🍰 🔯dung chị. Tác phẩm này do các em nhỏ m💫ồ côi, bị bỏ rơi ở mái ấm Bác Ái -🏅 Hóc Môn tặng nữ ca sĩ.
Bức tranh được một khán giả mua với số tiền 80 triệu đồng. Ngoài ra, có hai vị mạnh thường quân cùng quyên góp thêm 120 triệu đồng nâng tổng số tiền từ thiện trong đêm lên 200 triệu đồng. Người thắng đấu giá bức tranh còn yêu cầu Ý Lan hát tặng mọi người ca khúc Mình ơi. Nữ nghệ sĩ cất lời gọi "Mình ơi" hướng xuốn﷽g hàng nghìn khán giả, và mọi người đồng loạt đáp "ơi" tạo nên sự cộng hưởng từ hai phía. Đến gần 23h giờ, chị nói lời tạm biệt mọi người với liên khúc nhạc Pháp sôi động. Khán giả đã nán lại để cùng hòa nhịp vớ🌸i Ý Lan.
Chương trình Sol Vàng số thứ tư với chủ đề "Mơ giấc mộng dài..." khép lại với dư âm đẹp và một dấu mốc khó quên trong sự nghiệp ca hát của Ý Lan. Như những gì khán giả mong đợi, nữ nghệ sĩ đã cháy hết mình, cả ở phần "nghe chịꦚ hát" và "nhìn chị hát".
Thất Sơn
Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc, DL Duy