Người lớn trong gia đình đi làm, đi cà phê, mua sắm thì không sao; trẻ con đi chơi, đi du lịch cùng người lớn cũng không sao; nhưng thật lạ khi nói đến chuyện đưa trẻ đến trường thì nhiều người vẫn cứ lăn tăn, nghĩ đủ lý do để trì hoãn, mặc dù tất cả chúng ta đều biết rằng không thể có biện pháp nào ngăn chặn hoàn toàn sự ảnh hưởng của Covid-19. Trẻ con là đối tượng ít bị ảnh hưởng nhất của dịch bệnh này, bên cạnh những người đã tiêm ngừa ít nhất hai mũi vaccine. Chẳng lẽ cứ để phụ huynh đem con đi gửi ở một nơღi nào đó ngoài trường học thì trẻ sẽ không có nguy cơ bị nhiễm bệnh sao?
Thực tế ở Mỹ, Anh, châu Âu, Israel đã chứng minh, trẻ em bị mắc Covid-19 thường ở mức độ nhẹ hơn cả cảm cúm thông thường. Trong khi cả thế giới đã tìm cách để học sinh được đến lớp trước cả khi cho người lớn đi làm, thì việc chúng ta ta cứ loay hoay giữ trẻ ở nhà là không còn phù hợp xu thế. Nhà trường chính là nơi an toàn nhất cho trẻ em ngoài gia đình. Hằng ngày cha mẹ vẫn ra ngoài đi làm mỗi ngày, vậy không lẽ họ cũng không dám về nhà bởi vì sợ mang bệnh về ch🦄o con?
Nước Mỹ đã cho đi học lại từ lâuဣ, mặc dù dịch bệnh vẫn còn và số ca nhiễm mới vẫn cao nhất nhì thế giới. Các trường học ở Mỹ chỉ hoãn đón học sinh sau kỳ nghỉ lễ năm mới chứ không hề "đóng cửa trường suốt 8-9 tháng". Cả thế giới đã đúc kết được rằng, việc học online sẽ không bao giờ giúp học sinh tiếp thu được kiến thức tốt như học trực tiếp tại trường. Chẳng ai dám chắc sau chủng Delta, Omicton, sẽ còn những biến thể mới nào của virus? Chẳng lẽ chúng ta cứ giữ trẻ ở nhà mãi?
Có người nói "dịch bệnh đang căng thẳng, chưa nên liều lĩnh mở cửa trường học", nhưng số liệu nào cho thấy dịch căng thẳng, hay chỉ là suy nghĩ theo cảm tính? Những🉐 người từng tiêm đủ hai mũi, trở thành F0, thậm chí còn nhanh hết bệnh hơn là cá൲c bệnh cảm cúm hằng năm (dù đã tiêm ngừa cúm), vậy tại sao chúng ta cứ phải lo lắng, hoảng sợ với con số F0 tăng nhanh mỗi ngày?
>> 'Trì hoãn đưa trẻ đến trường vì nỗi sợ vô căn cứ'
Đúng là học online cũng thu được hiệu quả nhất định nhưng cũng chỉ gần bằng một nửa học trực tiếp. Ngoài con chữ, trẻ còn phải có sự tiếp xúc, giao tiếp trực tiếp với xã hội bên ngoài thì mới phát triển đầy đủ các kỹ năng. Thầy cô không có sự giao tiếp trực tiếp với học trò thì làm sao có thể biết được tâm lý, tính cách của từng bé, để có cách dạy dỗ, chăm sóc phù hợp cho từng em? Xin đừng đổ lỗi cho nhà trường, giáo viên vì học online không đạt kết quả tốt vì bản thân cách dạy và học này vốn d🧸ĩ đã không tối ඣưu.
Trước đây, từng có rất nhiều ý kiến phản đối khi TP HCM thí điểm cho học sinh lớp 9, lớp 12 đi học trở lại cách đây vài tuần. Và các ý kiến phản đối đó viện dẫn đủ các lý do khác nhau để bàn lùi. Cuối cùng thì sao? Kết quả thực tế đã không giống như những gì mà họ suy diễn, viện dẫn. Thế nên giờ đây, khi lại có người phản đối việc cho học sinh trở lại trường sau Tết, tôi cũng không thấy lạ và hoàn toàn tin vào sự an toàn khi trẻ đến trường.
Độ tuổi càng nhỏ thì việc dạy học càng phức tạp hơn là độ tuổi lớn hơn. Tôi không hiểu các bạn nghĩ gì khi các bé còn quá nhỏ mà lại cho rằng học online tốt hơn đi học? Kỹ năng nào cho các bé tiếp thu được toàn bộ kiến thức bằng online? Các bé lớp 1, lớp 2 sẽ tập viết, tập đọc như thế nào? Các thống kê đã cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh bệnh, tỷ lệ trở nặng của trẻ em là rất thấp so với người lớn, vậy thì tại sao cứ lấy lý do "cha mẹ có thể hy sinh cuộc đời mình nhưng không thể mạo hiểm cuộc đời của con" để ngăn trẻ đi học, trong khi bản thân෴ người lớn mới là đối tượng có rủi ro lây bệnh cao hơn rất nhiều?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.