Tháng đầu tiên
Cần dành thời gian gần gũi với con. Giai đoạn này trẻ nhìn tốt những vật cách trẻ chỉ từ 20 đến 37cm. Khi mắt trẻ𓄧 đang phát triển, trẻ thích nhìn tập trung vào khuôn mặt. Do đó, khi con thức, hãy để mặt bạn gần bé, hoặc có thể cạ vào mặt bé.
Tháng thứ hai
Giúp con phát triển các cử động tay và khả năng nhìn tốt hơn bằng cách vừa vỗ tay bé vào nhau vừa hát. Dần dần, theo thời gian, con bạn sẽ cố gắng bắt chước các cử động và giọng nói của bạn, phát triể🧜n tay, mắt và ngôn ngữ. Sau đó, trẻ cũng sẽ bắt đầu bắt chước theo sự thể hiện của bạn. Do đó, ôm bé lại gần, le lưỡi, mở rộng miệng hay cười toe toét. Trong những tháng tiếp theo, trẻ sẽ có thể thực hiện theo những hành động đó.
Tháng thứ ba
Con bạn có thể bắt đầu chơi với tay của bé và vỗ vào một số thứ. Khuyến khích sự kết hợp giữa tay - mắt bằng cách vẫy những món đồ chơi màu sắc để bé cố nắm lấy. Bé cũng sẽ bắt đầu nâng đầu lên. Hãy chọn một chiếc gương an toàn để con nhìn vào. Bé sẽ thấy hứng thú nâng đầu lên cao hơn để nhìn thấy khuôn mặt đán🌞g yêu đang nhìn lại mình.
Tháng thứ tư
Đây là thời kì các kĩ năng xã hộ🦹i, vận động và ngôn ngữ của trẻ trỗi dậy. Trẻ sẽ thể hiện cảm xúc như bập bẹ một cách vui vẻ khi thấy đồ chơi hay gào khóc khi bạn lấy chúng đi. Và bạn biết không, em bé của bạn biết nhột rồi đấy. Phản ứn🌼g khi bị cù phát triển vào tuần thứ 14.
Tháng thứ năm
Mắt và tai của trẻ bắt đầu hoạt động tốt như bạn rồi. Trẻ cũng bắt đầu bập bẹ. Do đó, cố gắng lặp lại các phụ âm để bé học ♌cách giao tiếp. Lặp lại từ và cổ vũ bé𝐆 khi bé cố bắt chước bạn. Bắt đầu đọc sách, chỉ vào các đồ vật và gọi tên nó cho con bạn nhé.
Tháng thứ sáu
Trẻ bắt đầu học ngồi và di chuyển. Vì thế, đặt bé trong tư thế tì vào bụng và đặt đồ chơi ra để khuyến khích bé với tới. Tuy nhiên, vì trẻ ở độ tuổi này cho tất cả các thứ vào miệng nên hãy đảm💝 bảo rằng những 🗹món đồ chơi này phải an toàn và to hơn miệng bé.
Tháng thứ bảy
Các kĩ năng về tay của con bạn đang phát triển. Khích lệ các kĩ năng vận động và kết hợpꦜ bằng cách đưa những đồ vật nhỏ, an toàn như muỗng hay li nhỏ cho bé nắm lấy. Hoặc, bạn có thể ngồi ngoài và nhổ cỏ. Đầu tiên, trẻ sẽ tóm lấy túm cỏ, nhưng sau đó, các cô cậu bé sẽ thích thú và cố giật từng cái lá mộ🐼t.
Tháng thứ tám
Đây là thời gian cổ vũ các giác quan về không gian vღà sử dụng từ ngữ. Đầu tiên, cho con bạn những đồ chơi vừa vặn với một thứ khác như lọ hay chảo, hoặc hỏi con: "mũi con đâu?" 🍸và chỉ vào mũi của bé. Trò chơi này giúp con bạn hiểu được nghĩa của từ.
Tháng thứ chín
Trẻ có thể hào hứng với những vật có khớp nối và cơ chế hoạt động c♛ủa chúng. Hãy quan sát coꦯn bạn giải trí với những quyển sách với các trang bìa cứng, cửa ngăn kéo, hộp có nắp...Khi bé mở ra, đóng lại những cái hộp này, bé đang phát triển sự kết hợp giữa tay và mắt đấy.
Tháng thứ mười
Trẻ có thể thấy thích thú đi tìm những thứ đang lẩn trốn. Chơi trò " Nó đâu rồi?" bằng cách giấu những đồ vật có màu sặc sỡ dưới khăn choàng hay dưới cát. Sau đó, đặt tay trẻ lên trên những đồ vật này và giúp trẻ lấy n༺ó ra. Dần dần, bé sẽ tự tìm được mà không cần sự giúp đỡ.
Tháng thứ mười một
Tiếp tục làm việc với các kĩ năng ngôn ngữ với các trò chơi và các bài hát. Kĩ năng ngôn ngữ hình thành và phát triển trong quá trình giao tiếp của con người, không phải qua tivi hay các đĩa DVD. Do đó, thường xuyên nói chuyện với trẻ, kể về những việc bạn đang làm, hỏi con một số câu hỏi, đồng thời sử dụng các cử chỉ hành động. Coꦅn sẽ xem và bắt chước.
Tháng thứ mười hai
Ở thời điểm này, một số trẻ biết nói sớm. Một số biết bò sớm hơn những trẻ cùng trang lứa. Tất cả các bé đều phát triển với tốc độ riêng của nó. S🦂ự phát triển khác nhau hiếm khi là dấu hiệu thể hiện có điều gì không ổn với trẻ. Nếu có bất kì sự lo lắng nào, hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa. Những sự khác biệt này chỉ là bình thường thôi, thế nên hãy tận hưởng thời gian cùng coᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚn phát triển!
Phương Lê (theo WebMD)