Đây là yêu cầu được Văn phòng Chính phủ truyền đạt các bộ Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cùng hoàn chỉnh🍰 dự thảo nhằm "tháo gỡ nhanh các vướng mắc và tậ💦p trung vào vấn đề cấp bách, bức xúc nhằm bảo đảm thuốc, trang thiết bị...".
Tờ trình dự thảo Nghị quyết được Bộ Y tế trình Thủ tướng lần đầu hôm 1/8, sửa đổi một số quy định liên quan đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết 🔯bị y tế.
Cụ thể, dự thảo đề xuất quy định thời điểm mua bán trang thiết bị y tế khi mua sắm, đấu thầu là thời điểm phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, thay vì tại thời điểm mua bán như trước đây. Về cấp phép nhập khẩu dược, những trường hợp cơ sở sản xuất dược liệu không cung cấp được giấy chứng nhận thực hành tốt (GMP) do vướn🐬g mắc, sẽ cho phép sử dụng giấy phép sản xuất hoặc các giấy tờ tương đương GMP...
Các thiết bị y tế hiện nay chủ yếu là thế hệ máy sử dụng sinh phẩm và linh kiện, phụ kiện thay thế của chính nhà sản xuất đó, không thể dùng của nhà sản xuất khác, dẫn đến bệnh viện bị phụ thuộc nguồn cung. Trong dự thảo, Bộ 🌠Y tế đề nghị cho phép mua sinh phẩm, linh kiện thay thế cho thiết bị đó nhưng phải tổ chức đấu thầu.
Cũng theo dự thảo, năm 2020-2021 số lượt khám chữa bệnh giảm sút nghiêm trọng do dịch và giãn cách xã hội. Nay, người bệnh đến viện khám chữa thì bệnh đã nặng, thời gian điều trị kéo dài, phải chỉ định nhiều xét nghiệm lâm sàng, sử dụng nhiều loại thuốꦜc hơn, dẫn tới chi phí cho đợt điều trị tăng lên mà không được xác định trong tổng mức thanh toán. Do đó, tổng mức thanh toán của cơ sở y tế giảm đi nhiều so với chi phí thực tế khám chữa bệnh.
Vì vậy, dự thảo đề xuất cho phép thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo báo cáo quyết t𒈔oán năm của cơ sở y tế. Việc thanh toán sẽ thực hiện sau khi cơ quan bảo hiểm xã hội giá🦩m định, thẩm tra và quyết toán.
Cũng theo tờ trình, Bộ Y tế thừa nhận tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế đang diễn ra tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh, ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cụ thể, 28/34 sở y tế và 12/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo thực trạng thiếu thuốc, gồm thuốc kháng sinh, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, một số thuốc tim mạch,💟 điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị sốt xuất huyết... 26 sở y tế và 15 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo hiện có tình trạng thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất. 14 sở y tế và 8 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo có tình tr🐼ạng thiếu trang thiết bị y tế, các trang thiết bị chuyên sâu.
Các địa phương cho rằng nguyên nhân khách quan thiếu là dịch bệnh làm đứt chuỗi cung ứng, giá nguyên liệu thế giới tăng cao. Sau khi Covid-19 được kiểm soát, bệnh nhân đến khám và điều trị nửa đầu năm 2022 tăng 20-30%, ảnh hưởng đến xác đị𒆙nh nhu cầu và kế hoạch mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư của các bệnh viện. Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan là tâm lý "nhiều cán bộ sợ, không dám c🧸hịu trách nhiệm", việc đấu thầu tập trung còn chậm; chưa tích cực đàm phán giá thuốc sát thực tế; gia hạn các loại thuốc chậm.
Xuất phát từ thực tế này, Bộ Y tế cùng các bộ, đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Nghị quyết sửa đổi các quy định về đấu thầu, mua sắm thuốc và thiết bị y tế, thanh toán bảo hiểm y tไế... theo hướng tháo gỡ các vướng mắc trên.